Bệnh nấm móng thường được bắt đầu từ những đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất hoặc chất bảo quản… có tỷ lệ bị nấm móng rất cao. Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, có thể kể đến hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).
Triệu chứng nhận biết bệnh nấm móng tay
Bệnh nấm móng tay Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc…
Nấm móng làm móng bị hư,trở nên xấu xí nhìn rất mất thẩm mỹ, có khi mưng mủ, đau, ngứa ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt và công việc.Các bác sĩ da liễu đã chỉ ra rằng, nấm móng là bệnh khó điều trị dứt điểm, nhiễm trùng có thể tái diễn. Do đó, nấm móng cần được điều trị sớm tại các chuyên khoa da liễu uy tín.
Xem thêm:
Thuốc trị nấm móng hiệu quả nhất hiện nay? Mua thuốc trị nấm móng ở đâu uy tín
Điều trị nấm móng tay
Điều trị bằng thuốc uống
Thuốc uống: Hiện nay Itraconazole là thuốc đặc hiệu nhất để điều trị bệnh nấm móng. Điều trị bệnh nấm móng bằng uống Itraconazole phải tuân thủ theohướng dẫn của thầy thuốc, nhằm tránh nhữn hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuyệt đối không dùngItraconazole cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị viêm gan cấp. Khi dùng Itraconazole cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan trước khi điều trị và sau khi dùng mỗi đợt thuốc điều trị.
Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Điều trị nấm móng tay bằng thuốc bôi
Điều trị nấm móng tay hiệu quả Để có thể điều trị dứt điểm nấm móng cần phát hiện sớm bệnh, kết hợp cả thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa giúp nâng cao hiệu quả. Các loại thuốc bôi chống nấm tại chỗ như kem hoặc Pommade:
- Dung dịch màu sát trùng castellani.
- Salicylic acid 5%.
- Thuốc kháng nấm như: nhóm Azole (Ketoconazole, clotrimazole, miconazole,...), Ciclopirox Olamine, Amorolfine, nhóm Polyenes (Nystatin), nhóm Allylamine.
Cách dùng: vệ sinh sạch sẽ vùng móng, lau khô sau đó thoa thuốc lên bề mặt, một ngày 2-3 lần, lặp lại ít nhất trong 3 tháng. Cần kết hợp thêm với thuốc uống:
Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị nấm móng hiện nay thuốc uống có tác dụng toàn thân được sử dụng nhiều và đạt những tiêu chuẩn: phổ tác dụng, dược động học của thuốc, tác dụng lâm sàng.
- Griséofulvine: loại này chỉ có tác dụng với nấm sợi tơ.
- Ketoconazole, clotrimazole, miconazole,... tác dụng trên cả hai loại nấm.
- Có thể dùng thêm thuốc kháng viêm, Histamine, kháng sinh nếu có các triệu chứng khác đi kèm.
Lưu ý: trong thời gian điều trị cần tránh xa rượu, bia, thuốc uống có cồn vì sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt với gan.
Phòng ngừa nấm móng
Phòng ngừa nấm móng Mỗi cá nhân cần áp dụng các biện pháp đơn giản sau để phòng ngừa tốt bệnh nấm móng:
- Giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân nhất là vùng móng tay, móng chân sạch sẽ.
- Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân với người khác.
- Thay tất, găng tay, ủng bảo hộ mỗi ngày.
- Chỉ nên sử dụng riêng bộ cắt tỉa móng tay để tránh bị lây nhiễm hoặc truyền nhiễm cho người khác nếu mắc bệnh.
- Không đi chân đất ở những nơi có nhà vệ sinh công cộng, phòng thay quần áo.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất từ thực phẩm giúp móng luôn chắc khỏe.
- Nếu làm việc nơi ẩm ướt cần mang bao tay su nhưng phải thường xuyên giữ găng tay khô ráo, sạch sẽ hạn chế được bệnh nấm móng.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh nấm móng cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng các thông tin trên là hữu ích với các bạn.