Bệnh nổi mề đay trên mặt là hiện tượng vùng mặt xuất hiện những vệt mẩn đỏ, không sưng, khi chạm vào không cảm nhận được sự xuất hiện của chúng. Tình trạng này thường xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên khuôn mặt bao gồm cả môi, mắt và cổ… Chúng gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và vô cùng khó chịu.
Nếu sức đề kháng tốt bệnh nổi mề đay trên mặt có thể tự biến mất. Tuy nhiên, những nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng nổi mề đay không chỉ xảy ra một lần trong đời, trong tương lai bạn rất có thể bị mắc lại. Bệnh còn có khả năng duy truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về lâm sàng bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên nổi mề đay ở mặt khiến người bệnh lo lắng, mất tự tin, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày.
Nguyên nhân của hiện tượng nổi mề đay trên mặt
Nguyên nhân nổi mề đay trên mặt là do da phải tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây nguy hiểm, khi đó cơ thể sẽ giải phóng một lượng histamin vào da nhằm chống lại các tác nhân gây ra dị ứng. Do mặt là bộ phận cơ thể nhạy cảm, lại thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên cũng là đối tượng dễ bị nổi mề đay tấn công. Có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nổi mề đay trên mặt như sau:
- Do da phải tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Sự tác động của tia UV và UVA trong ánh nắng mặt trời sẽ làm tổn thương da, thậm chí gây bỏng da nếu bạn phải ra ngoài nắng quá nhiều ngay cả khi bạn có sử dụng kem chống nắng hay không.
- Da mặt bị nổi mề đay còn có thể do dị ứng với một số thành phần hoá chất có trong các loại sản phẩm như dầu gội, sữa rửa mặt, mỹ phẩm trang điểm…
- Khi môi trường thay đổi đột ngột, hay việc phải tiếp xúc nhiều với không khí quá lạnh, quá nóng hay ẩm ướt, bụi bẩn, khói thuốc… cũng là một trong những tác nhân gây bệnh nổi mề đay trên mặt.
- Nguyên nhân tiếp theo là tình trạng dị ứng thức ăn hay việc dị ứng với các thành phần của một số loại thuốc: kháng sinh, sulfa, penicillin, aspirin, thuốc hạ huyết áp…
- Việc mặc quần áo quá chặt hay bị côn trùng cắn, tiếp xúc với phấn hoa, cỏ khô hay lông động vật cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh nổi mề đay trên mặt.
Nổi mề đay trên mặt có nguy hiểm không?
Nổi mề đay trên mặt có thể được nhận biết thông qua những triệu chứng: mặt nổi những vết tròn mẩn đỏ, có thể to nhỏ khác nhau kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và cảm giác nóng rát khi chạm vào. Mặt nóng bừng, chuyển sang màu đỏ như bị cháy nắng. Mặt, miệng, tai, mắt sưng phù và có thể lan rộng xuống cổ và vai.
Nổi mề đay trên mặt ngoài việc đem lại cảm giác khó chịu, mất tự tin thì bệnh có thể đem đến cho cơ thể nhiều triệu chứng nguy hiểm như: gây sốt, sưng cổ họng kèm theo hiện tượng khó thở, tình trạng này kéo dài có thể gây tử vong nếu không có sự giúp đỡ chuyên khoa khi cần thiết.
Cách chữa trị khi bị nổi mề đay trên mặt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều biện pháp giúp chữa trị dứt chứng bệnh nổi mề đay trên mặt bằng cả đông y, tây y và liệu pháp y học cổ truyền. Tuy nhiên tuỳ từng tác nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh không giống nhau mà việc áp dụng biện pháp chữa trị sẽ khác nhau.
Khi không may bị nổi mề đay trên mặt, việc đầu tiên nên làm là rửa mặt bằng nước lạnh từ 3 đến 4 lần nếu cảm thấy ngứa và nóng. Việc rửa mặt bằng nước lạnh cũng có thể giảm sưng mặt và khi ngủ cố gắng giữ đầu ở vị trí cao cũng góp phần vào việc làm giảm triệu chứng của bệnh mổi mề đay trên mặt.
Nếu nổi mề đay trên mặt nếu nguyên nhân không phải do virus hay giun sán thì tốt hơn là bạn không nên dùng thuốc tây nhiều. Bởi lẽ, thuốc tây dược thường chỉ có tác dụng làm giảm và hạn chế bệnh tức thời, nên bệnh vẫn có thể tái phát và dù tên thuốc hay loại thuốc có khác nhau đi nữa thì thành phần chính của chúng chủ yếu là thuốc kháng Histamin và corticoid. Nếu lạm dụng nhiều bệnh mề đay sẽ có chiều hướng ngày càng nặng thêm, thậm chí việc lạm dụng loại thuốc này còn có thể gây ảnh hưởng lớn đến gan, thận, hệ thần kinh, và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Chính vì thế biện pháp đông y và các bài thuốc y học cổ truyền là an toàn hơn cả. Được chế phẩm từ những thảo dược thiên nhiên, có tác dụng điều trị được triệt tận gốc những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp này thì bạn phải kiên trì vì tác dụng của các thảo dược đông y khá chậm.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân bệnh nổi mề đay trên mặt và những biện pháp giúp chữa trị chứng bệnh này. Nếu có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng gửi đến hộp thư chuabenhnoimeday.com để được giải đáp ngay nhé! Thân ái!
Xem thêm: