Hình ảnh mục cóc trên da
Mụn cóc gây ra bởi virus HPV và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, biểu hiện thông thường là các nốt sần sùi trên da do tăng sinh tế bào ra. Hầu hết các loại mụn cóc thường vô hại và sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên do biểu hiện bệnh thể hiện trực tiếp trên tế bào da nên gây ra mất thẩm mỹ, cực kỳ khó chịu đối với những người mắc phải và khiến bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp. Vậy thì người bị mụn cóc phải làm sao? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây ra mụn cóc
Virus HPV gây nên mụn cóc Mụn cóc gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Virus này rất phổ biến với hơn 150 chủng khác nhau nhưng chỉ có vài nhóm trong số đó là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Hình thức truyền nhiễm chính của loại virus này là khi tiếp xúc da kề da với người bị mụn hoặc thông qua việc dùng chung đồ vật như khăn lau, khăn tắm, tuy nhiên một số chủng virus HPV có thể lây qua đường tình dục. Virus thường xâm nhập các vết thương hở trên da, bao gồm vết xước quanh móng tay hoặc những chỗ bị trầy xước. Do đó, thói quen cắn móng tay cũng có thể khiến mụn cóc lan rộng trên các đầu ngón tay và nguy cơ lây lan đến các vùng da khác nhanh hơn.
Khi da của bạn tiếp xúc với virus, trong vòng từ 2-6 tháng mụn cóc sẽ hình thành và phát triển. Hệ miễn dịch của mỗi người sẽ phản ứng với virus theo cách khác nhau, do đó không phải ai tiếp xúc với virus cũng đều mắc phải mụn có. Có 2 nhóm người dễ mắc phải mụn có, bao gồm:
- Trẻ em và thanh niên: Do cơ thể chưa tạo ra khả năng miễn dịch với virus hoàn chỉnh.
- Người có hệ miễn dịch yếu: chẳng hạn như các bệnh nhân ghép tạng hoặc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch)
Dấu hiệu nhận biết mụn cóc thông thường
Vị trí mụn cóc thường xuất hiện
Ở vùng da bàn tay hoặc trên các đầu ngón tay, đây là nơi mà dễ tiếp xúc với virus nhất nên mụn cóc thông thường mọc tại các vùng da này. Ngoài ra có nhiều trường hợp mắc phải mụn cóc sinh dục, chúng xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục của người bị bệnh. Mụn cóc có đặc điểm như:
- Mụn thịt nhỏ, sần sùi.
- Có màu da, trắng, hồng hoặc nâu.
- Thô cứng khi chạm vào.
- Đôi khi là các đốm đen - tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục. Mụn cóc ở bàn tay
Dấu hiệu nhận biết mụn có thông thường đã biến chuyển nặng hơn
- Nốt mụn gây đau đớn hoặc không ngừng tăng trưởng lớn hơn, thay đổi về màu sắc;
- Đã điều trị mụn cóc nhiều lần nhưng không khỏi, thậm chí là lan rộng hơn hoặc tái phát;
- Mụn cóc gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày;
- Nhiều mụn cóc bắt đầu xuất hiện ở những vùng da khác.
Mục cóc và cách điều trị tại nhà
Mụn cóc và cách chữa trị tại nhà
Mụn có có nguyên nhân do virus và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên nhiều người chon cách xử lý tại nhà và tương đối hiệu quả. Trong các trường hợp hệ miễn dịch của bạn hoàn toàn bình thường hoặc không mắc bệnh tiểu đường thì có thể thử các phương pháp sau:
- Acid Trichloracetic, Acid salicylic Acid Salicylic - Cách hữu hiệu nhất điều trị mục cóc
Các sản phẩm loại bỏ mụn cóc không cần kê toa như axit salicylic được bán rộng rãi dưới dạng miếng dán, thuốc mỡ và dung dịch lỏng. Đối với mụn cóc thông thường, nên sử dụng axit salicylic 17%, acid Trichloracetic (nhãn hiệu Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, Compound W, Dr. Scholl's Clear Away Wart Remover, ...) hàng ngày và liên tục trong một vài tuần. Để có kết quả tốt nhất, hãy ngâm mụn cóc trong nước ấm trong vài phút trước khi bôi thuốc, kết hợp tẩy da chết bằng đá bọt mỗi ngày.
Nếu da của bạn bị kích ứng thì cần giảm tần suất điều trị mụn cóc bằng phương pháp này. Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch axit.
Một số sản phẩm nitơ lỏng có sẵn ở dạng lỏng hoặc dạng xịt không cần kê toa. Nhãn hiệu thường được sử dụng là Compound W Freeze Off, Dr. Scholl's Freeze Away,...
- Dán băng keo Dán băng keo điều trị mụn cóc
Dán mụn cóc bằng băng keo chuyên dụng trong khoảng 6 ngày. Sau đó ngâm trong nước và nhẹ nhàng loại bỏ mô chết bằng đá bọt nhám. Để mụn cóc thông thoáng trong khoảng 12 giờ và lặp lại quá trình cho đến khi mụn cóc rụng hết.
Các cách điều trị mụn có tại nhà khá đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên một số trường hợp thể nặng hoặc suy giảm miễn dịch nên tới các Bệnh viện để được điều trị triệt để.
Mụn cóc và cách chữa trị tại bệnh viện
Một số người quyết định đến gặp bác sĩ để điều trị mụn cóc vì các biện pháp tại nhà không hiệu quả và mụn cóc gây khó chịu. Một số trường hợp khác do suy giảm hệ miễn dịch khiến mụn có lây lan nhanh, mất kiểm soát.
Mục tiêu điều trị là tiêu diệt mụn cóc, đồng thời kích thích phản ứng của hệ miễn dịch để chống lại virus. Một liệu trình điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên đôi khi mụn cóc vẫn có xu hướng tái phát hoặc lan rộng. Các bác sĩ thường bắt đầu với các phương pháp ít gây đau nhất, đặc biệt là khi điều trị cho trẻ nhỏ.
Dựa trên vị trí của mụn cóc, triệu chứng và mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chữa mụn cóc theo những cách sau:
- Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic
Chất trị mụn cóc này có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn cóc với cường độ mạnh. Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với liệu pháp đông lạnh.
- Đóng băng (liệu pháp đông lạnh) Sử dụng ni tơ lỏng điều trị mụn cóc
Bác sĩ sẽ chấm nitơ lỏng vào mụn cóc của bệnh nhân để đóng băng chúng lại. Sau đó các mô chết sẽ bong ra trong vòng ít nhất một tuần. Phương pháp này cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của bạn chống lại virus gây mụn cóc và cần được tiến hành lặp lại vài lần. Tác dụng phụ của liệu pháp áp lạnh là đau, phồng rộp và đổi màu da ở vùng được điều trị. Do đó kỹ thuật này thường không được áp dụng để điều trị mụn cóc ở trẻ nhỏ.
Trường hợp mụn cóc không đáp ứng với axit salicylic hoặc liệu pháp đóng băng, bác sĩ có thể thử cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó bôi axit trichloroacetic bằng que gỗ. Phương pháp này đòi hỏi phải được lặp lại ít mỗi tuần hoặc lâu hơn, với tác dụng dụng là cảm giác nóng rát và châm chích.
- Tiểu phẫu Tiểu phẫu mụn cóc
Các mô khó chịu sẽ bị cắt bỏ và có thể để lại sẹo sau điều trị.
Tia laser sẽ đốt cháy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mụn cóc, khi các mô chết đi thì mụn cóc cũng sẽ rơi ra. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này chưa cao và có thể gây đau cũng như để lại sẹo.
Ngăn ngừa mụn cóc thông thường
Các chuyên gia y tế còn cho biết tiêm phòng vắc-xin HPV là cách giúp ngăn ngừa mụn cóc thông thường và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus HPV gây ra.
Hoặc cách đơn giản nhất để tránh lây nhiễm mụn cóc là tránh dùng chung các vật dụng như khăn lau, khăn tắm với người bị bệnh hoặc tiếp xúc với các vùng da bị bệnh.
Hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh là cách tốt nhất để các bạn phòng bệnh và tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp thêm.