Soi tai cho trẻ (Ảnh internet) Viêm tai giữa là bệnh lý được xếp vào nhóm
bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh gây đau đớn vì tích tụ các chất dịch trong tai giữa cho trẻ. Viêm tai giữa có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nhiều bậc phu huynh thắc mắc rằng trẻ ở độ tuổi nào thường mắc viêm tai giữa và bệnh có khả năng lây lan không. Cha mẹ hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin chính xác và bảo vệ sức khỏe cho con.
Trẻ độ tuổi nào thì hay mắc phải viêm tai giữa?
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Đặc biệt, trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 1-3 là đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này nhất. Nguyên nhân gây bệnh có thể do một loại vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa. Nếu trẻ bị mặc viêm tai giữa do
virus thì không cần điều trị, còn trẻ mắc bệnh do vi khuẩn mới cần điều trị dứt điểm. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: Bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. Bệnh viêm tai giữa có lây không? Vi khuẩn bên trong tai gây nhiễm trùng tai không lây lan. Virus gây cảm dẫn tới nhiễm trùng tai thì lây lan. Thông thường, nếu viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau cảm thì bé không còn là nguồn lây nhiễm nữa.
Nhận biết bệnh viêm tai giữa
Hình ảnh màng nhĩ bị viêm tai giữa - Triệu chứng cảm: Viêm tai giữa gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện.
- Bé quấy khóc cả ban ngày và ban đêm.
- Kêu đau ở tai hoặc hầu như trẻ không nghe được.
- Thức giấc nhiều hơn về đêm.
- Không muốn nằm xuống.
- Sốt: Thường là không cao (38,3 độ C-38,9 C), có thể không sốt.
- Bé đột nhiên quấy khóc hơn nhiều trong đợt cảm.
- Chảy dịch từ tai: Nếu nhìn thấy máu hay mủ chảy ra từ tai, nhiều khả năng đó là viêm tai giữa kèm rách màng nhĩ. Những vết rách này hầu như sẽ liền lại tốt, và khi màng nhĩ rách bé sẽ ít cảm thấy đau hơn.
Viêm tai giữa được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Khi trẻ được đưa đến khám, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị hợp lý.
Biến chứng viêm tai giữa
Ngoài gây đau nhức, chảy mủ, khó chịu. Viêm tai giữa còn gây ra những biến chứng khó lường mà các bậc cha mẹ cần phải biết để phòng tránh cho trẻ. Nhìn chung, nếu được điều trị kịp thời và chính xác, người bệnh viêm tai giữa cấp sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Nhưng có một số trường hợp
biến chứng viêm tai giữa gây hậu quả nặng nề là:
- Độc lực của vi khuẩn, virus gây bệnh quá mạnh khiến màng nhĩ và các bộ phận trong tai giữa hoại tử nhanh chóng.
- Viêm tai giữa cấp điều trị không đúng, hoặc không được điều trị dẫn tới viêm tai giữa mạn tính và các biến chứng.
Các biến chứng viêm tai giữa là:
Thủng màng nhĩ:
Viêm tay biến chứng gây thủng màng nhĩ Đây là biến chứng thường gặp nhất, do hai nguyên nhân: Một là, do diễn biến tự nhiên của bệnh:
- Mủ bị ứ đọng trong tai giữa, dẫn tới màng nhĩ căng phồng, đau đớn nhiều, sốt cao.
- Giai đoạn sau, màng nhĩ quá căng dẫn tới thủng, giải thoát mủ ra ngoài, bệnh nhân đỡ đau đớn, giảm sốt.
- Trường hợp này, lỗ thủng to nhỏ không đều, ở các vị trí khác nhau.
- Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi, và lỗ thủng không quá to, màng nhĩ có thể tự liền lại.
- Nếu bệnh diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính, lỗ thủng không thể tự liền. Người bệnh sẽ bị giảm khả năng nghe.
Hai là, do quá trình điều trị:
- Bệnh nhân được chủ động trích rạch màng nhĩ, hút mủ. Đây là một bước điều trị viêm tai giữa.
- Lỗ thủng không quá to, bờ gọn gàng. Sau khi điều trị khỏi, lỗ thủng sẽ tự liền. Màng nhĩ hồi phục như ban đầu.
Viêm tai giữa mạn tính
Biến chứng của viêm tai giữa gây ra viêm tai giữa mạn tính, nguyên nhân là do:
- Viêm tai giữa cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
- Viêm mũi họng mạn tính, viêm VA ở trẻ nhỏ, khối u vòm mũi họng ở người lớn.
Có hai thể viêm tai giữa mạn tính, bao gồm: Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. Người bệnh bị chảy mủ tai dai dẳng, nhưng dễ bỏ qua. Có thể nghe kém, ù tai, đôi khi nhói đau tai nhưng không đau rầm rộ như viêm tai giữa cấp. Người bệnh thường không sốt. Thể bệnh này không có tổn thương xương và các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm tai giữa gây chảy mủ ở tai - Viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương hay còn gọi là viêm tai giữa hồi viêm. Trên nền bệnh mạn tính xen kẽ những đợt viêm rầm rộ gọi là hồi viêm. Người bệnh đau tai, đau đầu tăng lên, sốt cao, chảy mủ thối. Các biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa như viêm xương chũm, viêm não – màng não, áp xe não… được nêu dưới đây thường xuất hiện trong giai đoạn hồi viêm.
Hoại tử các thành phần trong tai giữa, viêm tai trong
Viêm tai giữa mạn tính rất dễ gây hoại tử các thành phần trong tai giữa (như các xương con) và gây viêm tai trong. Hậu quả là:
- Người bệnh sẽ bị điếc hoàn toàn, không hồi phục.
- Tai trong còn có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Viêm tai trong gây cảm giác chóng mặt, mất khả năng giữ thăng bằng.
- Dây thần kinh sọ số VII chạy qua tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây liệt dây thần kinh VII, người bệnh sẽ bị mất cảm giác và liệt mặt.
Viêm xương chũm và các biến chứng nguy hiểm khác Xương chũm là một xương sọ, cấu tạo nên thành trong của tai giữa. Do đó thường gặp
viêm tai giữa biến chứng thành viêm xương chũm, nhất là trong viêm tai giữa mạn tính. Hậu quả của viêm xương chũm là:
- Viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần, không thể điều trị khỏi nếu chưa giải quyết viêm xương chũm.
- Xương chũm bị thủng ra ngoài, rò dịch, mủ viêm ra sau tai, gọi là viêm xương chũm xuất ngoại.
- Viêm não – màng não, áp xe não, gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề như liệt, chậm phát triển trí tuệ…
- Viêm tĩnh mạch bên, gây tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết, có khả năng tử vong cao.
Tuy nhiên, trẻ ít có nguy cơ bị viêm tai giữa nếu:
- Không có biểu hiện cảm: Nếu bé có một vài triệu chứng kể trên nhưng không có biểu hiện cảm thì khả năng viêm tai giữa là rất thấp, trừ khi trước đó bé đã từng bị viêm tai giữa không kèm biểu hiện cảm.
- Kéo tai hay vỗ vào tai mình ở trẻ dưới 1 tuổi: Bé ở độ tuổi này chưa có khả năng nhận biết chính xác vị trí đau tai và không thể chỉ ra đau xuất phát từ tai hay vùng cạnh tai. Bé có thể kéo tai hay vỗ vào tai mình khi mọc răng.
- Không kêu đau tai (ở trẻ đủ lớn, thường là khi lên 2 hoặc lên 3).
Xem thêm: Cách điều trị viêm tai giữa hiệu quả bằng đông y
Tóm lại, khi có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần chăm sóc bé bị viêm tai giữa đúng cách bằng các loại thuốc hiệu quả hoặc đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi kỹ càng, điều trị triệt để được bệnh viêm tai giữa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển có thể bị điếc. Bài viết trên đã giái đáp một số thắc mắc của các bậc phụ huynh liên quan đến bệnh viêm tai giữa của trẻ. Nếu còn thắc mắc gì, cha mẹ vui lòng để lại bình luận phía dưới để được giải đáp thêm.