Jazyk Jazyk

Slovenčina [Beta] Slovenčina [Beta] English English

Blogy Blogy

Viêm xoang ở trẻ sơ sinh phải làm sao?


Tuy không phổ biến bằng người lớn, bệnh viêm xoang bắt gặp khá nhiều ở trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Phụ huynh thường không biết viêm xoang ở trẻ sơ sinh phải làm sao vì các bé còn quá nhỏ nên không thể dùng thuốc như người lớn lại cũng không biết cách xử trí cho con nhỏ như thế nào. bài viết hôm nay sẽ hữu ích để các ông bố bà mẹ biết cách chăm sóc bé sơ sinh khi không may bị mắc viêm xoang mũi dị ứng.

viem-xoang-o-tre-so-sinh-phai-lam-sao(1)

Các biểu hiện khi trẻ sơ sinh mắc viêm xoang

Vốn dĩ chưa hoàn thiện về thể lực cũng như sức đề kháng nên trẻ sơ sinh thường xuyên mắc những căn bệnh về đường hô hấp trong đó có bệnh cảm, bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Vấn đề khó khăn cho người chăm sóc các bé là khó xác định chính xác căn bệnh hô hấp mà trẻ đang mang vì triệu chứng các căn bệnh này có rất nhiều điểm chung.

Nếu trẻ sơ sinh chỉ bệnh cảm thông thường thì các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi hay sốt chỉ kéo dài độ vài ngày đến 1 tuần, không có biến chứng gì thêm nhưng nếu là bệnh viêm xoang sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều điểm khác biệt:

– Các biểu hiện giống bệnh cảm cúm nhưng kéo dài bất thường. Cụ thể là trẻ sơ sinh trong tình trạng tắc nghẹt mũi, ho khan trong nhiều ngày liền, trên 10 ngày.

– Phát sốt, cơ thể nóng ran tới 3,4 ngày rồi mới giảm nhiệt.

– Một triệu chứng viêm xoang khác nữa là đau nhức đầu, bạn có thể phát hiện nếu thấy con khóc gắt, đưa tay lên đầu, bị sốt.

– Một hoặc hai lỗ mũi có dịch đặc chảy ra, màu xanh vàng.

– Quấy khóc thường xuyên, ho khan nhiều ngày, hơi thở khò khè.

– Hay bị nôn, chất nôn ra có nhiều dịch đặc lẫn trong.

– Dấu hiệu có thể xuất hiện thêm là sưng phù vùng mặt hay ở mắt do dịch mủ viêm xoang tấn công hốc mắt.

Viêm xoang ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh rất non nớt, sức đề kháng yếu chính vì vậy rất dễ bị các biến chứng của bệnh viêm xoang. Những rủi ro do biến tướng bệnh có thể gặp ở trẻ là điếc tai, giảm thị lực hoặc mù mắt, hư hại hệ hô hấp nghiêm trọng,… Tất cả bệnh nhi dưới 6 tuổi bị bệnh viêm xoang đều cần chú ý chữa trị bệnh kịp thời.

– Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh hô hấp nhưng suy giảm và hết bệnh sau 5-7 ngày thì cần đưa đến bệnh viện kiểm tra. Bằng các thiết bị soi khám bác sĩ sẽ phát hiện được ổ viêm của xoang.

– Trẻ sơ sinh chắc chắn được hạn chế tối đa việc dùng thuốc sáng sinh, nếu cần thiết cũng được chỉ định dùng trong thời gian ngắn với liều lượng nhỏ.

– Phụ huynh có thể giúp bé sơ sinh cải thiện tình trạng nhiễm trùng khoang mũi cũng như giúp trẻ thở dễ dàng hơn bằng cách vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

viem-xoang-o-tre-so-sinh-phai-lam-sao(2)

– Không dùng miệng hút dịch ở mũi cho trẻ bị viêm xoang vì vi khuẩn từ miệng có thể khiến niêm mạc mũi xoang bị nhiễm khuẩn gấp bội. Hơn nữa bản thân người hút dịch cũng có nguy cơ bị lây bệnh viêm xoang nếu trong dịch có chứa vi khuẩn gây bệnh.

– Tuyệt đối không tự mua thuốc xịt hay nhỏ mũi dùng cho con vì các thuốc này có thể chứa kháng sinh liều cao, không phù hợp với trẻ so sinh.

– Viêm xoang cũng như viêm mũi dị ứng rất cần chú ý đến môi trường xung quanh. Chỗ nằm của trẻ cần thoáng mát và sạch sẽ, không sử dụng máy lạnh, nếu trời lạnh cần phải ủ ấm cho bé, tránh để nhiễm lạnh ở hốc xoang nếu không lớp niêm mạc sẽ bị sưng to hơn.

– Nếu trẻ lớn có thể giúp tăng cường sức khỏe kháng bệnh bằng thực phẩm nhưng nếu là trẻ sơ sinh thì biện pháp an toàn và tốt nhất vẫn là sữa mẹ. Ông bà thường căn dặn mẹ ăn gì con hưởng nấy. Các bà mẹ nên chú ý ăn uống thật bổ dưỡng để có nguồn sữa chất lượng chó con. Nếu cần thiết có thể hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin, khoáng chất bên ngoài.


Nguồn nội dung: https://www.chuaviemxoangmui.net/viem-xoang-o-tre-so-sinh-phai-lam-sao.html
Komentáre
Trackback URL:

Zatiaľ nie sú žiadne komentáre. Buďte prví.