Hắc lào là một trong số những bệnh lý ngoài da đặc biệt khó chịu. Nếu không may gặp phải ở trẻ em, tình trạng hắc lào sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ, khóc về đêm,… Mặc dù không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng điều trị hắc lào cho trẻ là vấn đề cần thực hiện sớm để tránh bệnh gây khó chịu trong thời gian dài cũng như tái đi tái lại khiến cho bệnh nhân khó chịu. Dưới đây là một số cách chữa hắc lào đơn giản cho bé tại nhà mà bố mẹ cần biết.
Hắc lào ở trẻ em là bệnh gì? Do đâu?
Bệnh hắc lào hay lác là một trong những bệnh ngoài da có khả năng lây lan, đối tượng mắc phải đa dạng, không phân biệt độ tuổi, trong đó có đối tượng trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra bệnh hắc lào là các vi nấm cạn thuộc nhóm dermatophytes. Đặc biệt là 2 loại nấm chính:
– Vi nấm trychophyton.
– Vi nấm epidermophyton.
Mặc dù hắc lào là một bệnh chỉ gây ra những tác động ngoài da nhưng lại có khả năng lây lan trong cộng đồng khi tiếp xúc với bệnh nhân. Chính điều này khiến cho hắc lào trở thành bệnh da liễu khó chịu hơn rất nhiều so với những bệnh ngoài da khác. Tỉ lệ mắc hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không cao, chủ yếu đến từ những người thân xung quanh có vi nấm gây bệnh hắc lào trên da.
Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hắc lào
Vi nấm dermatophytes quan sát dưới kính hiển vi điện tử
Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
So với các bệnh ngoài da khác, hắc lào là bệnh tương đối dễ nhận biết. Hắc lào trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu giúp nhận biết và phân biệt như:
– Quan sát trên da bé có dấu hiệu mẩn đỏ xuất hiện. Ngoài ra, trên nền da còn có thể xuất hiện tình trạng mụn nước.
– Vùng da bị hắc lào thường có ranh giới khá rõ ràng như những vùng da khác. Xung quanh vùng da bị hắc lào thường có ranh giới ửng đỏ dạng đồng tiền hoặc tròn.
– Những vùng da phổ biến mà hắc lào xuất hiện thường sẽ là vùng bẹn, lưng, ngực, chân, tay, các nếp gấp trên cơ thể,… Một số trường hợp hắc lào cũng có thể xuất hiện ở mặt, đầu,…
– Bên cạnh đó, khi xuất hiện trên da, hắc lào cũng có dấu hiệu lan rộng dần. Bệnh cũng có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể.
Tham khảo một số hình ảnh về bệnh hắc lào ở các vị trí trên cơ thể
Chính vì khả năng dễ lây lan của bệnh hắc lào, do đó, khi phát hiện các dấu hiệu hắc lào trên da, điều trị sớm là vấn đề tối quan trọng và cần thiết.
Một bệnh nhi nhiễm hắc lào tại vùng mặt
Điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thông thường, điều trị hắc lào cũng như một số bệnh ngoài da do vi nấm thường áp dụng các nhóm thuốc điều trị nấm ngoài da. Phổ biến nhất là một số nhóm thuốc trị nấm như:
– Các thuốc trị nấm dạng kem bôi cổ điển như: Antimycose, BSA, ASA, BSI,… là những nhóm thuốc thường dùng để cải thiện tình tạng nấm ngoài da, cải thiện các bệnh do vi nấm gây ra như hắc lào. Tuy nhiên nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ như lột da, có thể gây rảt ngoài da, gây ra một số vết sạm trên da.
– Bên cạnh đó, một số thuốc kháng nấm tại chỗ có dẫn xuất imidazole cũng có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng hắc lào ngoài da. Nổi bật là một số dẫn xuất như Clotrimazole, Miconazole, Econazole, Ketoconazole. So với các thuốc bôi cổ điển, nhóm thuốc này thường ít gây lột da, viêm tấy nhưng cũng có thể gây ra 1 số kích ứng nhẹ.
– Một số trường hợp nấm toàn thân có thể dùng các thuốc Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole,… Tuy nhiên những trường hợp hắc lào do nấm toàn thân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm tỉ lệ không cao.
Trong quá trình điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh nên tránh để trẻ gãi ngoài da.
Điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chú ý xem xét kỹ loại thuốc mà bạn sử dụng để điều trị cho trẻ. Tốt nhất bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe.