Khá nhiều người thường dùng cách chữa mề đay bằng lá khế vì đây là bài thuốc dân gian lưu truyền từ xa xưa, được nhiều người áp dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của lá khế đối với chứng mề đay, cũng như các phương pháp chữa mề đay bằng lá khế khá hiệu quả:
I. Công dụng tuyệt vời của lá khế trong việc chữa mề đay
Lá khế vốn là một loại dược liệu phổ biến và gần gũi tại các vùng thôn quê, được nhiều người trồng và áp dụng để chữa nhiều triệu chứng bệnh rất hiệu nghiệm.
Trong dân gian, cây khế được người dân trồng làm cảnh, cho bóng mát, ăn quả cũng như làm dược liệu khá phổ biến:
- Cây khế là loại cây thân gỗ, có kích thước lớn và phần thành nhiều cành nhánh. Lá mỏng, có màu xanh nhạt và hơi nhọn về phần cuống lá. Hoa khế mọc thành từng cụm ở nách lá, viên hoa có màu đỏ bao phủ màu hồng nhạt bên trong nhìn rất đẹp mắt.
- Quả khế có hình thái rất thu hút với vẻ ngoài kỳ lạ không giống với bất kỳ loại nào, quả khế có hình dáng giống ngôi sao năm cánh trên lá quốc kỳ, quả thon dài, phình to ở phần rất sống động.
Nhiều người dân chia sẻ, không chỉ riêng phần quả được trồng để thu hoạch, mà các bộ phận còn lại của cây khế đều được đánh giá cao vì có khả năng chữa được nhiều bệnh lý như:
- Thân và lá khế có tính ôn bình, có vị chua nhẹ thường được dùng để thanh nhiệt cơ thể, bài tiết độc tố ra bên ngoài, tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đỏ, dứt hẳn chứng ngứa là vô cùng cao. Do đó, lá khế còn được dùng nhiều để chữa dị ứng, chứng mề đay, các bệnh ngoài da… và từ đó giúp những tổn thương trên da khôi phục nhanh chóng.
- Còn quả khế có vị chua xen lẫn vị ngọt nên hàm lượng vitamin C trong quả khế là rất lớn, bạn nên dùng quả khế thường xuyên để tăng nhanh hệ miễn dịch, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chữa lành các bệnh lý da liễu và viêm nhiễm như chứng mề đay rất hiệu nghiệm.
- Rễ khế cũng được dùng tương tự như lá khế vì có tính bình, giảm ngứa rát, mau lành vết thương, chữa mề đay, mẩn ngứa đạt hiệu quả rất cao.
Do đó, khi bị mề đay ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ lá khế sau đây để giúp giảm ngứa ngáy, góp phần đẩy nhanh các triệu chứng mề đay biến mất.
II. Những cách chữa nổi mề đay bằng lá khế hiệu quả thường được áp dụng
Trong dân gian, khi đối diện với chứng mề đay thì người ta thường hay dùng lá khế để điều trị dấu hiệu bệnh nhanh chóng và kịp thời, giảm ngứa ngáy và sưng viêm khá hữu hiệu:
1. Tắm lá khế chữa chứng mề đay đơn giản
Đây là phương pháp khá phổ biến, thực hiện đơn giản, không mất nhiều công sức và chi phí. Hơn nữa, việc dùng lá khế để tắm lại khá an toàn nên người bệnh không cần lo lắng về vấn đề biến chứng hay tác dụng phụ:
- Chuẩn bị: Khoảng 300g lá khế tươi, lá không bị sâu.
- Thực hiện: Lá khế đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 4 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi nước sôi để ra các chất từ lá khế. Pha với 2 lít nước mát để tắm hoặc chờ nước ấm thì tiến hành ngâm vùng da bị bệnh để giảm ngứa ngáy.
Với phương pháp này, người bệnh cần kiên trì thực hiện ngày khoảng 2 lần sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng, giảm ngứa ngáy và các dấu hiệu lan ra của bệnh.
2. Bài thuốc uống từ lá khế giúp chữa mề đay hiệu quả
Chỉ khoảng 500g lá khế tươi, bệnh nhân đã có được bài thuốc chữa mề đay hiệu quả, giúp bài trừ độc tố và kháng lại histamine gây mề đay để giảm các chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm khá hiệu quả.
- Lá khế đem đi ngâm nước muối khoảng 5 – 10 phút cho sạch bụi bẩn và các yếu tố có hại trên bề mặt lá, nâng cao hoạt tính chữa bệnh của lá khế một cách cao nhất.
- Vớt lá khế ra, để ráo nước rồi đem phơi khô dưới nắng nhẹ cho lá khế hơi héo lại.
- Đem lá khế đi sao với 1 muỗng cà phê muối hột cho vàng rồi cho phần lá khế vào hộp thủy tinh để bảo quản và dùng dần.
- Mỗi lần dùng thì lấy một ít lá khế cho vào tách và chế khoảng 150ml nước sôi, hãm như hãm trà trong 15 phút.
- Uống khi nước khế còn ấm, nên dùng 2 lần sáng tối trong ngày để nâng cao hiệu quả điều trị.
Bài thuốc uống từ lá khế này nếu kiên trì dùng trong 10 ngày hoặc hơn sẽ mang lại công dụng khá hiệu quả, giúp thuyên giảm các chứng mề đay và tình trạng ngứa ngáy vô cùng đáng kể.
3. Bài thuốc đắp chữa mề đay từ lá khế
Bài thuốc đắp từ lá khế giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu, vừa sát khuẩn vừa hạn chế sự viêm nhiễm và tránh cho các mảng mề đay có xu hướng lan rộng sang những vùng da lành.
- Đem 100g lá khế đi rửa sạch, phơi khô ở trong bóng râm.
- Cho lá khế đã khô đem đi sao vàng đến khi lá hơi héo lại.
- Chờ cho lá khế nguội rồi thì chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, người bệnh chỉ cần lưu ý khi sao lá khế thì đừng đắp lên da ngay để tránh lá khế còn nóng khiến da bị bỏng. Hơn nữa, khi chà lá khế lên da thì không dùng lực hoặc mạnh tay để tránh trầy xước gây viêm nhiễm khiến bệnh nặng hơn.
III. Những lưu ý khi dùng lá khế chữa mề đay
Để chứng mề đay thuyên giảm nhanh, mang lại kết quả điều trị đúng như mong đợi thì người bệnh cần nắm kỹ những lưu ý dùng lá khế chữa mề đay sau đây:
- Không dùng những lá khế bị sâu cắn phá hoặc trên lá có trứng sâu để tránh khi chữa trị thì càng bệnh nặng. Vì sâu và trứng sâu là một trong những yếu tố kích thích nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
- Không dùng bài thuốc đắp lá khế cho trẻ nhỏ, vì da trẻ rất mỏng nên phương pháp thuốc đắp rất dễ khiến bé bị bỏng và lột da, từ đó gây nhiễm trùng nặng hơn, cha mẹ chỉ nên dùng lá tươi chà thật nhẹ nhàng nhất có thể để chữa mề đay cho bé.
- Trong trường hợp dùng lá khế chữa mề đay mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và khởi sắc, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị kịp thời để có kết quả cao.
Lá khế chữa mề đay là nguyên liệu dễ tìm kiếm, vừa an toàn mà lại mang nhiều công dụng hiệu quả nên bạn có thể chữa mề đay mà không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mề đay đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì cần sự can thiệp từ y tế để bệnh không biến chứng nặng hơn.
→ Có thể bạn quan tâm: