Hiện nay con số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp không hề nhỏ và đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Điều nguy hiểm hơn cả là chúng có thể tấn công vào dạ dày và đường ruột gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp cha mẹ cần hết sức lưu ý.
5 biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp
Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp đa số trẻ thường có biểu hiện ban đầu là đau bụng. Cơn đau thường là âm ỉ, có tính chất chu kì và xảy ra sau bữa ăn khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Một số bé còn có triệu chứng buồn nôn, chán ăn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời vi khuẩn Hp có thể phát triển mạnh và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé như:
1. Viêm loét dạ dày
Thực tế cho thấy có rất nhiều trẻ bị viêm loét dạ dày có tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này có thể tấn công vào các tế bào lành ở lớp niêm mạc dạ dày và tiết ra chất độc hại làm dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp ở trẻ em được chia làm 2 dạng:
- Viêm loét dạ dày cấp tính: Phần lớn trẻ bị viêm loét dạ dày cấp tính do nhiễm vi khuẩn Hp đều không cảm nhận được triệu chứng. Chỉ một số ít trường hợp có các biểu hiện như chán ăn, buồn nôn , chướng hơi, đầy bụng.
- Viêm loét dạ dày mãn tính: Những trường hợp này thường do không được điều trị sớm và đúng cách trong giai đoạn cấp tính. Bệnh có tính chất tái đi tái lại nhiều lần làm trong năm làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
2. Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp mà cha mẹ nào cũng lo sợ. Các bằng chứng dịch tễ học đã cho thấy có mối liên hệ giữa nhiễm Hp và ung thư biểu mô dạ dày và ung thư hạch không Hodgkin. Tuy trẻ hiếm khi gặp phải biến chứng này nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên lo là, chủ quan trong việc điều trị bệnh cho con.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
H. pylori cũng đóng vai trò là một trong những tác nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Một số nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa các chủng CagA dương tính và sự tiết acid tăng lên, dẫn tới sự trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ bị biến chứng này sẽ có một số biểu hiện như: ợ chua, nôn ói, biếng ăn, giảm cân , thở khò khè, ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ, hay bị viêm họng.
4. Viêm đại tràng
Vi khuẩn Hp có thể theo đường ăn uống tấn công vào thành đại tràng gây viêm đại tràng khi sức đề kháng của trẻ kém. các triệu chứng bệnh viêm đại tràng ở trẻ em do nhiễm vi khuẩn Hp bao gồm: Rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, táo lỏng xem kẽ), đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và bé có thể đi ngoài ra máu và chất nhày. Cha mẹ nên lưu tâm đến các biểu hiện trên để sớm nhận biết biến chứng nguy hiểm này của vi khuẩn Hp.
5. Thiếu máu trầm trọng
Khi trú ẩn trong dạ dày, vi khuẩn Hp có khả năng tiết ra enzym urease gây cản trở cho tác động axit hóa của axit hydrochloric. Trong khi đó axit hydrochloric là một chất đóng vai trò chính trong việc tiêu hóa protein và ion hóa các khoáng chất có trong đồ ăn chúng ta ăn vào. Quá trình này cũng giúp tiết mật nhằm chuyển hóa các chất béo có trong ruột non. Chính vì vậy khi cơ thể bị mất đi chức năng quan trọng này thì bé không những có nguy cơ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng mà còn bị suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng.
Thực tế cũng đã cho thấy rõ về biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp này. Cụ thể theo một báo cáo của hiệp hội nhi khoa mỹ thì đa phần trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp đều mắc chứng thiếu máu. Trẻ bị bệnh cũng có khả năng hấp thụ chất sắt kém hơn hẳn so với các nhóm đối tượng cùng trang lứa không bị bệnh.
Cần làm gì để giúp trẻ tránh gặp phải các biến chứng nhiễm khuẩn Hp?
Để ngăn ngừa các biến chứng cho con trẻ do vi khuẩn Hp gây ra cha mẹ cần lưu ý:
- Động viên bé kiên trì điều trị và dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Cho bé uống thuốc đúng giờ và đủ liều lượng cho đến khi được xác định đã tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp để tránh tình trạng bị lờn thuốc, kháng thuốc.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ. Nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Không cho bé ăn các thức ăn được bày bán ngoài lề đường vì đây là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp rất nhiều con trẻ gặp phải.
- Thức ăn, nước uống của bé phải được đun sôi và nấu chín kỹ
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để giúp bé tăng cường sức đề kháng và có sức chống đỡ lại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt một số loại thực phẩm như súp lơ, bông cải xanh, dầu ô liu, sữa chua, trái cây giàu vitamin C… đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Mẹ nên thêm các thực phẩm này vào chế độ ăn của bé.
- Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể thao và ngoài trời nhằm quên đi cảm giác khó chịu do vi khuẩn Hp gây ra và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Như bạn thấy, các biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp đều khá nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến sức khỏe của con em mình để sớm phát hiện và tích cực điều trị nhiễm vi khuẩn Hp cho bé.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
')}