Jazyk Jazyk

Slovenčina [Beta] Slovenčina [Beta] English English

Blogy Blogy

Bà bầu bị hắc lào phải làm sao để nhanh hết bệnh và không để lại sẹo?


Bà bầu bị hắc lào phải làm sao là một trong các vấn đề sức khỏe được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hắc lào là bệnh lý ngoài da có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn cả cuộc sống hàng ngày của các bà bầu. Tuy nhiên, việc chữa trị cho bà bầu cần hết sức thận trọng để tránh tác động xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?

Hắc lào là một dạng bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra, có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, ví dụ như bẹn, tay chân, mặt, đầu,… Hắc lào rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai do có tính lây truyền và sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong thời gian bầu bí.

Hắc lào rất dễ xảy ra ở phụ nữ có thai
Hắc lào rất dễ xảy ra ở phụ nữ có thai

Hắc lào khi mang thai thường không có khả năng gây hại đến thai nhi, tuy nhiên bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở người mẹ, ví dụ như ngứa ngáy, phát ban đỏ, mưng mủ,… Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể khiến mô da tổn thương nặng nề và để lại sẹo vĩnh viễn. 

Rất nhiều chị em thắc mắc không biết bà bầu bị mang thai phải làm sao để nhanh hồi phục và tránh để lại sẹo. Dưới đây là một số biện pháp được khuyến nghị bởi các chuyên gia:

Trị hắc lào cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Các bà bầu bị hắc lào thường sử dụng những bài thuốc dân gian có thành phần thảo mộc tự nhiên. Lý do là những cách chữa hắc lào cho bà bầu này lành tính và không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đa phần chúng còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh nên không thể chắc chắn về hiệu quả đạt được.

Các bài thuốc dân gian trị hắc lào phổ biến gồm có:

1. Bài thuốc từ củ nghệ

Củ nghệ có chứa hàm lượng lớn hoạt chất curcumin với đặc tính kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ. Bài thuốc từ củ nghệ không chỉ giúp giảm đau, giảm ngứa mà còn giúp da nhanh chóng phục hồi mà không để lại sẹo.

Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột nghệ, 5ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Trộn bột nghệ với nước ấm cho đến khi tạo thành một hỗn hợp mịn và hơi loãng.
  • Bà bầu dùng tăm bông thoa hỗn hợp lên trên vùng da bị hắc lào, mỗi ngày sử dụng ít nhất 1 lần. 

2. Cách trị hắc lào cho bà bầu từ trà gừng

Trà gừng cũng là một trong những cách chữa hắc lào tại nhà cho mẹ bầu đơn giản và hiệu quả. Trà gừng có đặc tính kháng nấm, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa ngáy và đau rát đồng thời ngăn không cho hắc lào lan đến những vùng da khỏe mạnh khác.

Chuẩn bị: 5g gừng tươi thái sợi, 50ml nước sôi, 1 tấm bông gạc.

Cách thực hiện:

  • Cho phần gừng đã chuẩn bị vào một ấm sứ, thêm nước sôi và ủ trà trong khoảng 10 đến 20 phút.
  • Nhúng miếng gạc vào trong trà gừng, vắt sạch nước rồi đắp lên vùng da bị hắc lào. Mẹ bầu thực hiện bài thuốc trà gừng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

3. Bài thuốc từ củ tỏi

Nếu chị em đang tự hỏi bà bầu bị hắc lào phải làm sao thì có thể thử sử dụng bài thuốc từ củ tỏi. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi sống có chứa ajoene – một hoạt chất kháng nấm mạnh mẽ, có thể giúp ức chế sự phát triển của bệnh hắc lào.

Xem thêm

Bà bầu bị hắc lào phải làm sao? - Bài thuốc từ củ tỏi là lựa chọn không thể bỏ qua
Bà bầu bị hắc lào phải làm sao? – Bài thuốc từ củ tỏi là lựa chọn không thể bỏ qua

Chuẩn bị: 2 đến 3 tép tỏi tươi, 3 thìa cà phê dầu oliu.

Cách thực hiện: 

  • Băm nhuyễn tỏi tươi, cho vào một cái bát rồi đổ dầu oliu lên trên.
  • Sử dụng hỗn hợp này để đắp lên những vùng da bị hắc lào, mỗi ngày 1 lần.

4. Bài thuốc từ nha đam

Nha đam là biện pháp tự nhiên an toàn cho bà bầu bị nhiễm hắc lào. Gel nha đam được chứng minh là giàu vitamin và hoạt chất chống viêm, giúp làm dịu vùng da đau rát, giảm ngứa và ngừa sẹo hiệu quả.

Chuẩn bị: 20g nha đam tươi.

Cách thực hiện:

  • Nha đam gọt sạch vỏ, sau đó cho phần thịt nha đam thu được vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bà bầu dùng nha đam đã chuẩn bị đắp lên những vùng da bị hắc lào, thời gian đắp khoảng 15 phút mỗi ngày.

Sử dụng thuốc Tây y

Trong trường hợp các biện pháp dân gian không mang lại tác dụng đáng kể, các bác sĩ có thể kê đơn cho mẹ bầu một số loại thuốc Tây y. Các loại thuốc trị hắc lào cho bà bầu này thường có 2 dạng bào chế chính là viên uống và kem bôi ngoài. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ.

Các loại thuốc bôi trị hắc lào có thể dùng cho bà bầu gồm có: Clotrimazole, terbinafine, ciclopirox, selenium sulfide. Trong khi đó, các loại thuốc uống an toàn với mẹ bầu gồm có griseofulvin, terbinafine. Đây đều là những thuốc chứa thành phần kháng nấm, giúp ức chế sự phát triển của bệnh hắc lào và chữa lành những thương tổn trên da.

Clotrimazole có thể được sử dụng để điều trị bệnh hắc lào ở bà bầu
Clotrimazole có thể được sử dụng để điều trị bệnh hắc lào ở bà bầu

Dùng bài thuốc Đông y

Nhiều chuyên gia cũng lựa chọn các bài thuốc Đông y khi được hỏi “Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?”. Giống như Tây y, Đông y trị hắc lào có hai dạng chính là thuốc uống và thuốc bôi. Mẹ bầu nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

1. Bài thuốc Thổ phục linh hoàn

Bài thuốc Đông y này được sử dụng với bệnh nhân hắc lào thể nhiệt độc với các triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, da đóng vảy, da khô ráp, ảnh hưởng nhiều tại vùng cổ. Công dụng chính của Thổ phục linh hoàn là giúp thanh nhiệt giải độc, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ hồi phục làn da nhanh chóng.

Chuẩn bị: 125g bạch tiễn bì, hoàng dược từ, 250g hạ khô thảo, sơn đậu căn, thảo hà xa, 310g thổ phục linh.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sao khô, nghiên thành bột mịn rồi trộn chung với dầu dừa để tạo thành các viên hoàn, mỗi viên khoảng 6g.
  • Mẹ bầu uống 2 viên mỗi ngày với nước ấm.

2. Bài thuốc Đông y Thanh bì dưỡng can thang

Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc chữa hắc lào cho bà bầu nổi tiếng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Công thức của Thanh bì dưỡng can thang là sự kết hợp giữa bài thuốc cổ truyền dân tộc Tày và Trợ tàng bì của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. 

Thanh bì dưỡng can thang bao gồm 3 bài thuốc chính sau đây:

  • Thuốc uống: Có các thành phần thảo dược như thổ phục linh, quế chi, sa sâm, đan sâm, bạch linh, kê huyết đằng,.. với công dụng giải độc, tiêu viêm, loại bỏ tận gốc căn nguyên bên trong. Bệnh nhân có thể sắc uống 2 lần trong ngày, sử dụng sau bữa sáng và bữa tối khoảng 30 phút. 
  • Thuốc ngâm rửa: Bài thuốc này có tác dụng chính là sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn không cho hắc lào lan rộng thêm. Các dược liệu sử dụng gồm có xuyên tâm liên, sài đất, hoàng liên, đơn đỏ, khổ sâm. Người bệnh sắc thuốc rồi dùng ngâm rửa môi ngày 1 lần.
  • Thuốc bôi: Bài thuốc bôi sử dụng các vị như đương quy, kim ngân hoa, hồng hoa, sa đằng tử với khả năng tái tạo da, làm lành tổn thương và trị ngứa. Mẹ bầu dùng thuốc bôi ngày 1 đến 2 lần sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.
Bà bầu bị hắc lào phải làm sao? - Sử dụng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Bà bầu bị hắc lào phải làm sao? – Sử dụng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Lưu ý: Tùy vào từng trường hợp cụ thể như hắc lào ở mặt, ở chân, mông, đùi, háng,… mà liều lượng thuốc được gia giảm khác nhau. Mẹ bầu nên đến thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được hướng dẫn điều trị.

3. Bài thuốc Kim thị tiêu ngân giải độc thang

Bài thuốc trị hắc lào cho phụ nữ có thai này được sử dụng với những bệnh nhân thể nhiệt độc kèm theo hư tổn gây bừng đỏ da. Công dụng chính của bài thuốc là giúp lương huyết hóa ban, giải độc và trị ngứa ngáy.

Chuẩn bị: 30g thùy ngưu giác phiến, từ hoa địa đinh, tao hưu, thổ phục linh, sinh địa, bạch tiền bì, 25g bản lam căn, 20g xích thược, 15g ngân hoa, 12g hải đồng bì, 10g khổ sâm và 6g toàn yết.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc, cho vào ấm sắc cùng với 2l nước.
  • Mẹ bầu chia thuốc thành 3 lần dùng trong ngày, tốt nhất là sau khi ăn.

Bị hắc lào khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Bên cạnh vấn đề “Bà bầu bị hắc lào phải làm sao?”, các chị em cũng nên tìm hiểu thêm những lưu ý trong quá trình chăm sóc và hồi phục của làn da. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cho da. Có thể sử dụng thêm những loại xà phòng diệt khuẩn có thành phần tự nhiên an toàn cho phụ nữ mang thai. Chị em cũng nên tích cực sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da để tránh tình trạng da khô ráp, bong chóc và lỗ chân lông bị bí tắc. 
  • Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, chất liệu mỏng nhẹ và thấm hút tốt mồ hôi.
  • Dọn dẹp không gian sống thường xuyên, giặt giũ chăn gối, đệm nằm và sử dụng sản phẩm xịt phòng để ngăn không cho nấm mốc có cơ hội sinh sôi, phát triển.
  • Ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên tăng cường thêm các loại rau có màu sẫm như ớt chuông, cần tây, cải kale, cà rốt, măng tây… Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước, các bác sĩ khuyến khích ít nhất 2l mỗi ngày.
  • Không sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân với người thân, giặt riêng quần áo để tránh không cho nấm bệnh hắc lào lây nhiễm với người xung quanh.

Bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề “Bà bầu bị hắc lào phải làm sao??”. Các mẹ bầu nên tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phát sinh bất kỳ vấn đề gì nên nhanh chóng thông báo cho trung tâm y tế để được hỗ trợ.


Nguồn nội dung: https://trungtamytedpbackan.com/ba-bau-bi-hac-lao-phai-lam-sao.html
Trang chủ: https://trungtamytedpbackan.com/
Komentáre
Trackback URL:

Zatiaľ nie sú žiadne komentáre. Buďte prví.