Jazyk Jazyk

Slovenčina [Beta] Slovenčina [Beta] English English

Blogy Blogy

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhanh nhất

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể tìm đến bất cứ đối tượng nào nhưng cách điều trị bệnh này ở mỗi đối tượng lại không giống nhau. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhanh nhất nhé. Tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện ở trẻ em không xa lạ nhưng điều đáng báo động là số trẻ bị mắc cứ tăng dần qua mỗi năm. Những bé có độ tuổi dưới 6 chiếm đến 80% số ca mắc bệnh, cũng bởi một phần hệ hô hấp của bé chưa đủ hoàn thiện để chống lại bệnh tật. Mặt khác, do môi trường chuyển biến xấu vì lượng khói bụi, hóa chất,  rác thải ngày càng nhiều. Trẻ bị viêm mũi dị ứng sẽ có biểu hiện như thế nào?
  • Biều hiện chung của trẻ đó là hắt hơi nhiều lần, những đợt hắt hơi ngắt quãng có khi thì kéo cả một tràng. Triệu chứng này lặp lại nhiều lần làm đau mũi, mất ngủ, trẻ quấy khóc.
  • Khó thở, trong mũi có nhiều dịch nhầy. Trẻ sơ sinh thì thấy rõ cánh mũi trẻ bị đỏ, hốc mũi lấp đầy dịch. Cho bú một lúc liền nhả ra ngay và quấy khóc do không thở được.
  • Trẻ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần, bé sơ sinh hay bị nôn trớ, bỏ ăn, bị sụt cân trông thấy.
  • Rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau nhức đầu. Bên cạnh đó có đi kèm sốt cao, có thể lên đến 39 độ.

Chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em nhanh nhất

Phụ huynh chữa viêm mũi dị ứng cho con cần hết sức lưu ý, không thể tự phán đoán và tự quyết định cho con uống thuốc nào. Chữa viêm mũi dị ứng thực chất không nhất thiết phải nhờ đến thuốc Tây. Phải dựa vào mức độ bệnh để có cách chữa phù hợp. Chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em khi bệnh còn nhẹ Bệnh còn nhẹ có nghĩa là khi bệnh mới chớm, có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi. Đi khám bác sĩ có thể chỉ yêu cầu giúp trẻ tránh xa nguyên nhân gây dị ứng, ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe là được.
  • Cố gắng tìm ra thủ phạm gây bệnh viêm mụi dị ứng cho con trẻ. Nếu bệnh do thây đổi thời tiết, nhất là khi trời lạnh cần giữ ấm thật tốt cho con, ra đường không quên trùm khăn, đeo khẩu trang chắn gió. Nếu bị dị ứng do tác nhân bên ngoài thì có khó khăn trong việc xác định. Có thể con bạn mẫn cảm với lông của vật nuôi, dị ứng với lớp bụi bám trên trần nhà, cửa sổ,… hay ô nhiễm không khí xung quanh, bụi phấn từ cây cỏ, khói thải từ nhà máy,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Sức khỏe của bé cần được chú ý tăng cường bằng cách bổ sung nhiều vitamin C trong bữa ăn, cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Khi ăn hay uống nều phải làm ấm thực phẩm, như vậy có thể làm lớp dịch đặc trong hốc mũi dễ bong và chảy ra ngoài hơn. Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước hơn để thải bỏ bớt độc tố trong người lại có thể hòa loãng chất nhầy trong mũi.
  • Có thể áp dụng cách đơn giản là chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối. Nhưng khi áp dụng cách này phụ huynh phải tìm đọc và xem hướng dẫn thật kĩ các thao tác. Dung dịch nước muối rủa mũi có thể tự làm hoặc mua ngoài hiệu thuốc, dùng với liều lượng phù hợp. Một điều lưu ý là bố hay hay nghe mách bảo lấy dung dịch nước tỏi nhỏ mũi cho con. Như vậy là rất nguy hiểm vì tỏi có tính sát khuẩn rất cao không phù hợp với lớp niêm mạc mũi trẻ gây nhiễm trùng nặng nề.
Những biện pháp trên có  thể giúp con bạn chữa khỏi bệnh viêm mũi dị ứng khi bệnh còn nhẹ nhưng không thể giúp trị trường hợp bệnh nặng. Trẻ em bị viêm mũi nặng tốt nhất làm đưa trẻ đi khám chuyên khoa, xác định triệu chứng, mức độ cụ thể thì mới có phương pháp chữa phù hợp. Viêm mũi dị ứng ở trẻ hay gặp là thế nhưng nếu sơ sẩy không chữa thì nguy có bị bệnh viêm xoang hoặc hen suyễn.
Nguồn nội dung: https://www.chuaviemxoangmui.net/chua-benh-viem-mui-di-ung-o-tre-em.html
Komentáre
Trackback URL:

Zatiaľ nie sú žiadne komentáre. Buďte prví.