Ung thư dạ dày là một chứng bệnh rất nguy hiểm, khi bước vào giai đoạn cuối thường có những triệu chứng như đau bụng dữ dội trong thời gian dài, xuất huyết đường tiêu hóa dẫn đến thiếu máu và sụt cân trầm trọng. Do đó, mà người bệnh thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống. Vậy thì người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và có thể chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài?
Thực phẩm dành cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ngoài việc tích cực điều trị bệnh bằng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Đối với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm giàu protein
Bệnh nhân ung thư dạ dày là đối tượng cần được bổ sung nhiều protein và calo. Để cung cấp những chất này, người nhà nên chuẩn bị cho bệnh nhân những thực phẩm như: Trứng, pho mát và uống sữa đều đặn hàng ngày. Ngoài protein và calo thì bệnh nhân cũng cần bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin D thông qua một số thực phẩm như thịt đỏ, cá, bắp cải, bông cải xanh.
2. Thực phẩm chứa lượng chất xơ thấp
Nhóm thực phẩm có chứa lượng chất xơ thấp được kể đến đó là gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, của sắn. Tuy nhiên, nếu như những món ăn liên quan đến những loại thực phẩm này mà đã qua chế biến và chứa nhiều đường, chất phụ gia thì người bệnh không nên ăn.
3. Các loại nấm
Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn các loại nấm và thực phẩm được chế biến từ nấm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nấm có chứa các chất chống ung thư. Những loại nấm được bổ sung trong chế độ ăn uống cho người bệnh được nhắc đến đó là: Nấm đen, nấm trắng chứa polysaccharides tỷ lệ chống ung thư là rất cao. Các loại thực phẩm từ nấm giàu chất xơ thô và calcium không chỉ có tác dụng chống ung thư, mà còn cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể.
4. Các loại rau quả
Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn các loại rau quả tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là nên ăn mầm cải xanh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, ăn khoảng 70gam mầm cải xanh hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm, loét dạ dày hiệu quả, thậm chí là bệnh ung thư.
5. Gia vị hành, tỏi
Tỏi được công nhận là thực phẩm có khả năng chống ung thư hiệu quả, còn hành có thể làm giảm hàm lượng nitrit dạ dày, đặc biệt là hành tây. Trong hành tây có chứa những chất của quercetin gỗ sồi, vốn là chất chống ung thư tự nhiên. Vì vậy, người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên bổ sung các gia vị như hành tỏi vào mỗi bữa ăn hàng ngày của mình.
→ Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, thì người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:
Người bệnh nên tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại hoa quả chua như chanh, cam, bưởi, dấm.
Hạn chế các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối chua, các thức ăn làm tăng tiết acid như nước sốt thịt, cá đậm đặc.
Tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu bia, trà đặc vì những thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi ăn, người bệnh nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiết ra nhiều hơn, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc dà dày.
Nên ăn đúng giờ, đủ số lượng, thông thường cần ăn đầy đủ 3 bữa/ ngày cho dù đói hay no. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của người bệnh.
Ngoài những thực phẩm kiêng ăn và nên ăn thì người bệnh nên chú ý luyện tập thể dục thể thao với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng nhu đi bộ, tập yoga, để giúp lưu thông khí huyết, giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn và ăn ngon miệng hơn.
Nên tạo cho bản thân mình một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực và căng thẳng để tránh làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
Khi không may mắc phải bệnh ung thu dạ dày giai đoạn cuối thì sức khỏe đã yếu, cơ thể suy nhược, rất khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, ngoài việc uống thuốc uống chữa trị thì người bệnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Mong rằng, với những thông tin trên đây sẽ giúp mọi người chuẩn bị cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
→ Có thể bạn quan tâm: