Sâu răng là bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em bởi trẻ thường ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Bệnh sâu răng gây đau nhức nên việc ăn uống và cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều trị sâu răng bằng y học cổ truyền bằng loại thuốc nào để hiệu quả và an toàn. Sau đây là top 8 loại bài thuốc điều trị sâu răng bằng y học cổ truyền hiệu quả mà chúng tôi gửi tới các bạn.
Bệnh sâu răng ở trẻ Quan điểm của Đông y về sâu răng
Đông y quan niệm răng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác theo lý luận về kinh lạc, kinh dương minh vị đi qua vùng của chân răng nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận. Nói cách khác, đau răng là hiện tượng bệnh lý của tạng, phủ. Điều trị chứng đau răng bao gồm cả trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ và tác động toàn thân.
Các thảo dược trị sâu răng hiệu quả bằng Đông y
Vỏ cây xoài
Xoài không chỉ được biết đến là một loại cây ăn quả mà còn là một vị thuốc được dùng trong Đông y. Vỏ xoài có tính vị, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên được dùng để điều trị bệnh sâu răng.
Thực hiện: Vỏ xoài 3 miếng, mỗi miếng bằng cỡ bàn tay, cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, xắt nhỏ, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml. Cứ 3 phần nước thuốc thì thêm 1 phần rượu, cho vào chai, bảo quản để dùng dần.
Cách dùng: Mỗi lần lấy 50ml, ngậm khoảng 10 phút, thỉnh thoảng súc miệng rồi nhổ đi. Ngày dùng 4 lần vào buổi sáng, tối (trước khi đi ngủ) và sau 2 bữa ăn chính.
Vỏ xoài có tác dụng kháng viêm dùng để điều trị sâu răng Hoặc dùng:
Vỏ thân cây xoài 3 phần, trái me chua 1 phần, trái bồ kết 1 phần.
Tất cả sấy khô, sao thơm, tán thành bột mịn, lấy đầu tăm chấm thuốc vào chỗ răng đau.
Xem thêm:
Tỏi
Đông y coi tỏi là một vị thuốc quý bởi tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn nên được dùng để điều trị rất nhiều bệnh như: chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy…trong đó có sâu răng. Đây là một trong những bài thuốc dân gian hiệu nghiệm không để chữa bệnh đau răng mà có thể triệt để được cơn đau ê buốt của hàm răng. Được biết, trong thành phần của tỏi có chứa fluor và allicin giúp bảo vệ và phục hồi được ngà răng.
Tỏi là một vị thuốc quý chữa sâu răng Thực hiện: Giã nhỏ nhánh tỏi, hòa lẫn với muối càng tốt.
Cách dùng: Ngậm vào miệng hoặc có thể thái lát mỏng miếng tỏi và chà sát trên bề mặt răng ít phút sẽ thấy hiệu quả sau đó.
Lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Thường dùng chữa phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại; các khớp đau nhức; rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng tiêu chảy; thận và bàng quang lạnh; đau răng; đau đầu; chảy nước mũi hôi, tiêu chảy.
Lá lốt phơi khô dùng điều trị sâu răng Để chữa đau răng, dùng 30 - 40g lá lốt khô (80 - 100g lá tươi), hoặc dùng thân, hoa và rễ, nấu lấy nước đậm dặc, hòa với ít muối hột, để nguội rồi ngậm 1 - 2 phút, súc miệng và nhổ bỏ. Ngày súc miệng 3 - 4 lần.
Nước nấu lá lốt còn được dùng để ngâm tay chân chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân.
Rượu cau
Quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng. Vì thế, quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Rượu có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn. Khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.
Cách làm:
Bổ trái cau làm tư, tách lấy hạt cau, cho vào bình đã đựng sẵn rượu trắng.
Cách dùng: Sau khi đánh răng sạch, bạn có thể ngậm một xíu rượu cau trong 15 phút rồi nhổ đi, sau đó kiêng súc miệng, không uống nước hoặc ăn gì đó trong 30 phút. Mỗi ngày ngậm rượu cau 2 lần, bạn sẽ không còn đau nhức răng lợi nữa.
Cây rau bợ
Cây rau bợ còn gọi là cỏ bợ, rau bợ nước, thủy tần, cỏ chử điền (điền tự thảo), tứ diệp thảo, dạ hợp thảo… tên khoa học Marsilea quadrifolic L. thuộc họ rau bợ (Marrileaceae).
Để làm thuốc có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo.
Theo Đông y, rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, làm sáng mắt. Thường dùng chữa viêm thận, phù chân, viêm gan, viêm kết mạc, suy nhược thần kinh, sốt cao, mất ngủ, sưng đau lợi răng, mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa, khí hư bạch đới, thổ huyết, đi tiểu ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái tháo đường.
Chữa đau răng, mụn nhọt do nhiệt độc: rau bợ tươi 50 - 80g, rửa thật sạch, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 - 3 lần uống trước bửa ăn.
Lá trà xanh
Điều trị sâu răng bằng lá trà xanh Lá trà xanh được chứng minh là giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Các axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.
Cách dùng: Nhai một vài lá trà xanh trong 5 phút sau đó súc miệng lại, thực hiện ba lần một ngày có thể làm giảm ê buốt răng.
Cây bồ đề
Cây bồ đề gọi là cây đề, tên khoa học Ficus religiosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Theo phân tích, trong vỏ cây bồ đề có chứa 4% chất tanin. Mủ có chứa nhựa, trong mủ đông khô có 85% nhựa và 12% cao su.
Vỏ cây có tác dụng làm săn da. Ở Trung Quốc, người ta sắc nước vỏ cây bồ đề để làm thuốc súc miệng làm cho chắc răng và trị đau răng.
Ở Ấn Độ, vỏ được dùng để trị bệnh lậu, nước pha vỏ dùng uống trị nhiệt độc.
Ở Việt Nam, người ta thường dùng vỏ cây nấu nước rửa để trị lở loét và bệnh ngoài da.
Vỏ cây bồ đề cũng có thể thay thế vỏ cây chay để ăn với trầu cau cho chắc răng.
Nước sắc vỏ rễ và vỏ thân còn dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng.
Để chữa đau răng, dùng vỏ rễ hoặc vỏ thân cây bồ đề 20 - 60g sắc với nước rồi ngậm, súc miệng 2 - 3 lần trong ngày.
Cây gạo
Cây gạo mọc nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam Cây gạo còn gọi là bông gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia), ngiou (Lào), kapokier du Tonkin, kapokier du Malabar, tên khoa học Bombax ceiba L. (B. malabaricum DC.), thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
Vỏ cây gạo có vị đắng, tính mát, tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Thường dùng chữa thấp khớp, dùng vỏ tươi giã nát bó nơi bị đụng giập, gãy xương; sao vàng sắc đặc để uống giúp cầm máu trong các chứng băng huyết (thương phối hợp với hạt cây lười ươi), thông tiểu.
Người ta bóc vỏ thân, cạo bỏ lớp thô và gai, rửa sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô để bảo quản; thường giã nát để dùng tươi.
Ngày dùng 15 - 30g khô, sắc uống. Có thể sắc đặc và ngậm chữa đau răng.
Trên đây là 8 bài thuốc điều trị sâu răng theo y học cổ truyền mà chúng tôi giới thiệu tới các bạn. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp những thông tin hữu ích tới quý độc giả.