Jazyk Jazyk

Slovenčina [Beta] Slovenčina [Beta] English English

Blogy Blogy

Sâu răng, nguyên nhân - giai đoạn bệnh và cách điều trị

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng rất phổ biến ở người lớn, đặc biệt là ở trẻ em do ăn đồ ngọt nhiều và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh càng nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Chúng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Thăm khám thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa là cách bảo vệ tốt nhất chống lại sâu răng. Vậy sâu răng nguyên nhân từ đâu, nguy hiểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Chi tiết sẽ có ở bài viết phía dưới.

Sâu răng là gì?

Hình ảnh bệnh sâu răng
Hình ảnh bệnh sâu răng

Sâu răng được hiểu theo cách đơn giản nhất là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng hay còn được gọi là quá trình hủy khoáng. Những tổn thương này do kết quả quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn gây ra. Sâu răng là một dạng bệnh lý phổ biến về răng miệng ở cả Việt Nam và trên thế giới. Ai cũng có khả năng mắc bệnh sâu răng, tuy nhiên tỷ lệ sâu răng thường cao nhất ở trẻ em.

Nguyên nhân gây sâu răng là gì?

Mặc dù sâu răng là bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có hiểu biết chính xác về vấn đề này. Thậm chí nhiều người còn nghĩ rằng sâu răng là do “sâu” đục và kí sinh trong răng. Đây là một hiểu lầm không hiếm người mắc phải. Vậy thực chất sâu răng là gì?

Những nguyên nhân gây sâu răng
Những nguyên nhân gây sâu răng

Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng:

  • Mảng bám là những lớp màng trên răng được hình thành bởi đường và tinh bột. Chúng được hình thành và bám trên bề mặt sau khi ăn từ 15-20 phút. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ kết hợp với những enzyme có trong nước bọt và tạo nên những mảng bám trên bề mặt răng. Lâu dài mảng bám sẽ tạo thành vôi răng, chúng bám lên viền nướu và trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.
  • Vi khuẩn gây trú ngụ trong vôi răng và tiêu hóa phần mảng bám. Chúng tạo ra axit và ăn mòn lớp khoáng chất ở men răng sau đó ăn dần vào tới ngà và tủy răng. Lúc này chúng ta sẽ cảm nhận được sự ê buốt.
  • Khi vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh. Chúng sẽ gây viêm và sưng buồng tủy.

Xem thêm: Viêm lợi là gì - Thuốc trị viêm lợi (viêm nướu răng) hiệu quả nhất

Các giai đoạn của sâu răng là gì?

Sâu răng không phát sinh “một sớm một chiều”, chúng có biểu hiện riêng ở từng giai đoạn. Vì vậy, nếu quan sát một cách kỹ càng, bạn hoàn toàn có thể nhận biết sâu răng sớm. Sâu răng phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát ở sâu răng. Quan sát kỹ trên bề mặt răng bạn sẽ thấy những đốm trắng màu vàng ngả ố hoặc màu trắng đục. Đây chính là mảng bám và cao răng. Thường ở giai đoạn này chúng ta sẽ khó có thể phát hiện sâu răng nếu không chăm sóc và kiểm tra răng miệng thường xuyên.
  • Giai đoạn 2: Vi khuẩn Mutans Streptococci sẽ lợi dụng những mảng bám và cao răng làm nơi trú ngụ và chuyển hóa. Quá trình này của chúng sẽ tạo ra một loại axit. Chúng tấn công và ăn mòn men răng. Những vùng bị ăn mòn sẽ chuyển thành màu đen. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ cảm nhận răng dễ bị kích ứng hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, chua…
  • Giai đoạn 3: Lỗ sâu sẽ phát triển rộng và sâu hơn. Vi khuẩn tấn công vào lớp ngà và tủy răng khiến răng bị đau nhức. Tủy răng sẽ bị viêm gây đau đớn và có mùi hôi miệng.
  • Giai đoạn 4: Viêm tủy. Vi khuẩn sẽ ăn tới tủy răng gây viêm và chết tủy. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời phần vi khuẩn sẽ tấn công vào các dây thần kinh và xương hàm gây sưng và viêm xương hàm.
    Quá trình phát triển của sâu răng
    Quá trình phát triển của sâu răng

Sâu răng nguy hiểm như thế nào?

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hoại gây đau nhức, tình trạng càng nghiêm trọng thì sẽ dẫn tới việc mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây ra tình trạng viêm tủy. Các lỗ chóp răng bị vi khuẩn chèn ép gây chết các dây thần kinh, máu không thể cung cấp cho răng, gây nên hiện tượng hoại tử tủy, chết tủy. Cuối cùng, vi khuẩn sẽ lây nhiễm mô quanh chóp răng gây viêm quanh chóp răng, xuất hiện trình trạng áp xe răng. Răng sâu thì sẽ gây ra những hạn chế về vấn đề ăn uống, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Thiếu thẩm mỹ

Sâu răng gây mất thẩm mỹ răng miệng
Sâu răng gây mất thẩm mỹ răng miệng

Sâu răng ở tình trạng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng. Đến tình trạng nặng hơn thì sẽ là những lỗ hổng màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này khiến người bệnh không tự nhiên khi cười, nói chuyện để hở răng. Ngoài ra, sâu răng còn dẫn đến hôi miệng khiến bệnh nhân mất hẳn tự tin trong giao tiếp.

Ảnh hưởng đến tinh thần

Những cơn đau nhức răng kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện khi bạn bị sâu răng. Điều này là ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, giấc ngủ, khiến bạn đuối sức. Tinh thần do đó mà sụt giảm nghiêm trọng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sâu răng

Nha sĩ thường có thể phát hiện sâu răng bằng cách:

  • Hỏi về triệu chứng đau răng và sự nhạy cảm của răng
  • Kiểm tra miệng và răng của người bệnh bằng dụng cụ nha khoa
  • Chụp X-quang nha khoa có thể cho thấy mức độ sâu răng. Chụp X-Quang nha khoa sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đúng là tia X có khả năng gây nhiễm xạ có hại cho sức khỏe của con người nghiêm trọng nếu tiếp xúc nhiều lần. Tuy nhiên, trong y tế và nha khoa thì cường độ được dùng để chụp X-Quang rất nhỏ và được kiểm soát. Phòng chụp thường được bảo vệ với áo và vách chì giúp hấp thụ tối đa các tia tán xạ. Các trợ lý trong phòng chụp được đào tạo bài bản và có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ tiến hành chụp X-ray một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của bệnh nhân. Người bệnh dễ bị cáu gắt, khó chịu. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn. Trẻ sẽ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, giảm sức đề kháng do thiếu dinh dưỡng.

Nguy hiểm đến tính mạng

Khi răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng. Khi mức độ nhiễm trùng tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị sâu răng, bệnh nhân cần đến các nha khoa hoặc bệnh viện răng hàm mặt uy tín để điều trị, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh không có sự chỉ định của bác sĩ, để không gây ra bất cứ tình trạng đáng tiết nào có thể xảy ra.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sâu răng

Nha sĩ thường có thể phát hiện sâu răng bằng cách:

  • Hỏi về triệu chứng đau răng và sự nhạy cảm của răng
  • Kiểm tra miệng và răng của người bệnh bằng dụng cụ nha khoa
  • Chụp X-quang nha khoa có thể cho thấy mức độ sâu răng. Chụp X-Quang nha khoa sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đúng là tia X có khả năng gây nhiễm xạ có hại cho sức khỏe của con người nghiêm trọng nếu tiếp xúc nhiều lần. Tuy nhiên, trong y tế và nha khoa thì cường độ được dùng để chụp X-Quang rất nhỏ và được kiểm soát. Phòng chụp thường được bảo vệ với áo và vách chì giúp hấp thụ tối đa các tia tán xạ. Các trợ lý trong phòng chụp được đào tạo bài bản và có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ tiến hành chụp X-ray một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
    Kiểm tra răng miệng thường xuyên giúp phát hiện sâu răng sớm
    Kiểm tra răng miệng thường xuyên giúp phát hiện sâu răng sớm

Các biện pháp điều trị bệnh Sâu răng

Kiểm tra thường xuyên có thể xác định sâu răng và các tình trạng răng miệng khác trước khi chúng gây ra các triệu chứng đáng lo ngại và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần khám sức khỏe răng miệng sớm thì càng có cơ hội đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của sâu răng và ngăn chặn sự tiến triển của nó. Điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Phương pháp điều trị bằng florua. Nếu sâu răng chỉ mới bắt đầu, phương pháp điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng và đôi khi có thể đảo ngược trong giai đoạn rất sớm. Các phương pháp điều trị fluoride như sử dụng nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Các phương pháp điều trị bằng florua có thể là chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni được chải lên răng hoặc đặt trong một khay nhỏ vừa với răng của người bệnh.
  • Trám. Chất trám, còn được gọi là phục hình, là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển vượt qua giai đoạn sớm nhất. Chất trám được làm bằng các vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite có màu răng, hỗn hợp sứ hoặc nha khoa là sự kết hợp của một số vật liệu.
    Trám răng lấy tủy - phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả
    Trám răng lấy tủy - phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả
  • Bọc răng sứ. Đối với sâu răng rộng hoặc răng yếu, người bệnh có thể cần bọc răng - một lớp phủ toàn bộ thân răng. Răng sứ có thể được làm bằng vàng, sứ cường độ cao, nhựa, sứ nung chảy với kim loại hoặc các vật liệu khác.
  • Nhổ răng. Một số răng bị sâu răng nghiêm trọng đến mức chúng không thể phục hồi và phải được loại bỏ. Nhổ răng có thể để lại một khoảng trống sẽ làm cho các răng khác bị dịch chuyển, xô lệch.

Với những kiến thức trong bài viết này, chúng tôi hy vọng đã các bạn đã có những góc nhìn đúng hơn về bệnh sâu răng, cũng như cách phòng tránh và điều trị. Chúc quý bệnh nhân có một sức khỏe răng miệng thật tốt!

Komentáre
Trackback URL:

Zatiaľ nie sú žiadne komentáre. Buďte prví.