Jazyk Jazyk

Slovenčina [Beta] Slovenčina [Beta] English English

Blogy Blogy

Mụn cóc và những cách điều trị tại nhà hiệu quả

Mụn cóc, cách phòng tránh và điều trị tại nhà hiệu quả

Đa phần các trường hợp mụn cóc là lành tính, đôi khi có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên nếu mụn cóc gây đau đớn, phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác, hoặc mụn cóc sinh dục thì cần điều trị mụn cóc bằng phương pháp thích hợp.

Tổng quan về điều trị mụn cóc

Hình ảnh mục cóc trên da
Hình ảnh mục cóc trên da

Mụn cóc là một bệnh ngoài da gây ra bởi một số chủng virus HPV. Trong quá trình mắc bệnh, đôi khi mụn cóc tự nhiên biến mất sau khoảng 6 tháng xuất hiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến, chủ yếu chỉ xảy ra ở trẻ em. Mặc dù đa phần là lành tính, nhưng vẫn có nhiều mụn cóc càng để lâu càng có xu hướng lây lan nhiều hơn, hoặc rất dễ tái phát trở lại. Do đó tiến hành các biện pháp điều trị sớm là việc cần thiết nên làm.

Những dấu hiệu cho thấy cần phải chữa mụn cóc là:

  • Gây đau đớn;
  • Phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác;
  • Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục;
  • Có triệu chứng đi kèm;
  • Đã tồn tại hơn 2 năm.
    Bàn tay bị mụn cóc
    Bàn tay bị mụn cóc

Mục tiêu điều trị mụn cóc là tiêu diệt virus và loại bỏ các nốt mụn mà không để lại mô sẹo. Việc lựa chọn biện pháp xử lý mụn cóc phụ thuộc vào loại mụn, vị trí và triệu chứng của từng trường hợp. Nếu tìm hiểu, người bệnh sẽ thấy có nhiều phương pháp chữa mụn cóc theo mẹo trong dân gian. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cách nào được y học công nhận là đáng tin cậy hoàn toàn. Hơn nữa có nhiều người đã thử áp dụng hình thức điều trị mụn cóc không chính thống này và cũng không nhận được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy khi bị mụn cóc, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách chữa mụn cóc thích hợp.

Xem thêm: 

Cách giảm nguy cơ lây lan mụn cóc

Không sử dụng đồ dùng cá nhân chung để tránh lây bệnh mụn cóc
Không sử dụng đồ dùng cá nhân chung để tránh lây bệnh mụn cóc

Đôi khi mụn cóc sẽ quay trở lại nhanh do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus và tạo các “mụn con” ở xung quanh. Mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị. Vì vậy, nên chữa mụn cóc sớm ngay khi vừa phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên. Một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ vài tuần thì những mụn cóc con cũng tự biến mất mà không cần can thiệp.

Người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:

  • Không gãi, dùng dao lam rạch, cạo hoặc kim châm khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
  • Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, tốt nhất là sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm mụn cóc
  • Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, ...) khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt;
  • Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc;
  • Tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ sau điều trị;
  • Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 - 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát. Nếu có, cần điều trị lại càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tái phát trước khi virus HPV lây nhiễm ra những vùng da lân cận;
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để giúp ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.

Điều trị mụn cóc tại nhà

Mụn cóc khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đầu để tìm cách loại bỏ chúng. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách điều trị mụn cóc tại nhà vừa đơn giản lại vừa hiệu quả để bạn tham khảo.

Băng keo hoặc axit salicylic

Dán băng keo điều trị mụn cóc
Dán băng keo điều trị mụn cóc

Nhiều người thường không điều trị mụn cóc, trừ khi chúng rất xấu xí hoặc gây đau đớn.

Thông thường, việc điều trị mụn cóc ở nhà với băng keo hoặc axit salicylic khá an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng mụn cóc không cải thiện trong vòng 2 tuần, bạn hãy đi khám bác sĩ.

Nếu con bạn bị mụn cóc, việc điều trị có thể không cần thiết, bởi vì mụn cóc thường tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn cóc xuất hiện trên mặt hay bộ phận sinh dục của trẻ sẽ gây đau đớn và lan rộng, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Tỏi

Cách trị mụn cóc bằng tỏi nhờ hoạt tính azooene, diallil-trisulfide, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, sát trùng và hỗ trợ đánh bay mụn cóc khá hiệu quả. Ngoài ra, hoạt tính allicin trong tỏi giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da, giúp các mô tế bào trên da trở nên khỏe mạnh.

Vỏ chuối

Điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối
Điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối

Vỏ chuối tưởng chừng như thứ bỏ đi nhưng lại chứa nhiều vitamin B6, B12, magiê, kali và đặc biệt là lutein. Với cách trị mụn cóc ở chân, tay hiệu quả này, bạn chỉ cần rửa qua mụn cóc bằng nước muối, sau đó xoay nhuyễn phần vỏ vàng để đắp lên mặt qua đêm.

Lưu ý, để cố định vỏ chuối trên nốt mụn, bạn có thể sử dụng một miếng gạc hoặc lấy khăn khô quấn lại.

Ngâm nước nóng

Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút giấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.

Nha đam

Bạn dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quán quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ. Bạn nên làm liên tục cho đến khi có kết quả.

Mầm khoai tây tươi

Ít ai biết rằng mầm khoai tây lại có khả năng hạn chế được những nốt mụn cóc mất thẩm mỹ đơn giản và hiệu quả.

Để trị mụn cóc bằng mầm khoai tây, bạn thực hiện như sau: bạn cắt mầm hoặc khoai tây tươi rửa sạch. Sau đó, bạn chà xát vào những vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn cóc nhiều lần mỗi ngày. Áp dụng đều đặn và liên tục trong các tuần tiếp theo, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả đạt được.

Sung tươi

Nước trái cây sung có khả năng làm xẹp mụn cóc và giảm sưng đau, vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng kháng virus trong nước. Không chỉ có vậy, nước trái sung cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do mụn cóc gây ra, giúp ngăn ngừa mụn cóc lây lan một cách hiệu quả.

Lá húng quế

Trong lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục trong vòng một tuần.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc mắc bệnh động mạch ngoại vi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử điều trị mụn cóc tại nhà.

Mụn cóc là những nốt mụn xấu xí nhưng hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể quyết định biện pháp điều trị phù hợp cho mình. Tuy nhiên, dù với biện pháp nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn nhé.

Komentáre
Trackback URL:

Zatiaľ nie sú žiadne komentáre. Buďte prví.