Viêm họng dị ứng là bệnh lý dễ gặp, khá phổ biến và có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường khác. Do đó, người bệnh cần chú ý về các dấu hiệu để nhận biết chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Viêm họng dị ứng là gì?
Viêm họng dị ứng là còn được gọi với tên viêm họng kích ứng, viêm họng kích thích. Đây là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích và tác động bởi các dị nguyên bên ngoài môi trường. Các tác nhân gây kích ứng có thể kể đến như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, thức ăn, đồ uống. Việt Nam là nước có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và nóng ẩm quanh năm khiến tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng tăng mạnh.
Khi cơ thể bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ tiết ra một lượng lớn kháng thể vượt mức cho phép, giải phóng ồ ạt các hoá chất trung gian. Điều này gây kích thích đến vùng họng, khiến niêm mạc họng trở nên sưng, đỏ và viêm nhiễm nặng nề. Mặt khác, một lượng khá lớn chất dịch viêm nhiễm được tiết ra từ niêm mạc mũi chảy xuống vùng họng, làm cho triệu chứng viêm họng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tùy thuộc thuộc vào mức độ cũng như tác nhân gây bệnh mà viêm họng dị ứng gây ra những triệu chứng khác nhau. Phần lớn người bệnh đều xuất hiện các biểu hiện như hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, ho và cảm thấy ngứa cổ họng, ngứa mắt.
Viêm họng dị ứng thường có thể tự khỏi, nhưng trong nhiều trường hợp nặng, người bệnh cần đến thuốc để điều trị. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm dần dần sẽ chuyển sang thành mãn tính, lúc đó việc điều trị khó khăn hơn. Viêm họng kích ứng còn tiềm ẩn nguy cơ làm khởi phát các bệnh như hen suyễn, nhiễm trùng xoang.
Cụ Ông Gặp Biến Chứng Vì Viêm Họng Mãn Và Hành Trình Đánh Bay Bệnh Ở Tuổi 75
Mặc dù đã thử qua nhiều biện pháp như dùng kháng sinh, đốt hạt nhưng bệnh viêm họng vẫn đeo bám bác Võ Văn Dũng dai dẳng suốt nhiều năm. Vậy nhưng chỉ sau 3 tháng dùng thảo dược tự nhiên, bác Dũng đã "đánh bại" bệnh dứt điểm.
Xem ngay
Nguyên nhân gây viêm họng kích ứng
Các bệnh viêm họng thông thường, nguyên nhân gây ra được xác định đều do các loại virus, vi khuẩn tấn công khoang miệng, vòm họng. Tuy nhiên, với bệnh viêm họng dị ứng, nguyên nhân chính là do hội chứng chảy dịch mũi sau.
Người bệnh bị dị ứng, bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường xung quanh sẽ khiến cho dịch xoang tiết ra và bị tích tụ lại, sau đó chảy xuống thành họng theo đường mũi sau. Dịch nhầy sẽ vướng vào họng và xuất hiện các ổ viêm, gây đau họng, ho và ngứa rát.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố thúc đẩy tình trạng viêm họng kích thích khởi phát như:
- Viêm họng dị ứng theo mùa: Nhiều trường hợp người bệnh mắc viêm họng kích ứng theo mùa hoa nở. Nhất là vào mùa xuân, nhiều loại hoa nở khiến không khí chứa nhiều phấn hoa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bệnh mắc dị ứng quanh năm.
- Dị ứng do nấm mốc: Một trong những tác nhân gây hại đến sức đề kháng là nấm mốc, nấm men hay các loại vi khuẩn. Đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng, các loại nấm mốc, vi khuẩn dễ dàng tấn công.
- Khói thuốc lá: Đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, ảnh hưởng hoạt động của hệ miễn dịch. Khói thuốc lá rất hại đối với sức khỏe, gây ra viêm họng dị ứng đang phổ biến ở rất nhiều người.
- Lông động vật: Dị ứng lông động vật sẽ xảy ra hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch càng nhạy cảm, càng làm tăng khả năng bị mắc viêm họng kích ứng.
- Đồ ăn, thức uống: Trong một số loại đồ ăn, thức uống có chứa những protein Arginine kinase, casein, vicillin, tropomyosin,… Chúng có khả năng gây ra những phản ứng miễn dịch, gây ra bệnh lý viêm họng dị ứng.
- Thuốc: Có thể kể đến một số loại thuốc khiến người bệnh bị dị ứng như Aspirin, insulin, globulin, beta lactam, methyldopa,…
Triệu chứng viêm họng dị ứng
Các triệu chứng viêm họng kích thích có thể xuất hiện ngay sau khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên hoặc sau vài giờ. Đối với trường hợp dị ứng do thuốc thì có thể lâu hơn, sau vài ngày. Cơ thể càng xuất hiện nhiều triệu chứng thì mức độ bệnh càng nặng.
Những triệu chứng rõ rệt, thường gặp ở bệnh nhân bị viêm họng kích ứng gồm:
- Mũi chảy nước: Triệu chứng đầu tiên được ghi nhận là dị ứng mũi. Niêm mạc mũi sẽ tiết ra nhiều dịch, khi dịch trong khoang mũi đầy sẽ chảy xuống vùng cổ họng. Khi xuống cổ họng, dịch mũi làm tăng cảm giác ngứa và đau họng.
- Ngứa họng: Dịch mũi chảy xuống gây nên ngứa họng. Cùng với các phản ứng do các tác nhân dị ứng gây nên, khiến họng ngứa ngáy, vô cùng khó chịu.
- Ho khan, đau rát cổ họng: Triệu chứng này gây khó khăn khi nói, nhai nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác cổ họng luôn khô và muốn uống nước liên tục.
- Thở khò khè: Khi nằm, người bệnh viêm họng thể dị ứng có biểu hiện thở khò khè rõ rệt.
- Đau họng, sốt: Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng ho, kèm cả đau họng, sốt thì đó không phải dị ứng do bệnh lý viêm họng. Trường hợp này có thể bạn đang mắc viêm họng do virus, vi khuẩn.
Viêm họng dị ứng không dễ gây nguy hiểm cho sức khoẻ, nhưng nếu để lâu ngày bệnh sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính. Các biểu hiện bệnh viêm họng mãn tính như phù nề thanh quản, hô hấp khó khăn, dễ gây nghẹn. Rối loạn ở hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng vòm họng.
Người bệnh cần chú ý trường hợp bị dị ứng thức ăn, có thể bị sốc phản vệ khiến cổ họng bỏng rát, liên tục nuốt nước bọt, nôn mửa, đau bụng, nói chuyện khó. Tình trạng này rất nguy hiểm, để lâu sẽ làm bít tắc đường thở, gây hôn mê, ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG:
- Viêm họng liên cầu khuẩn: Đặc điểm, dấu hiệu và biện pháp điều trị
- [Chia sẻ thật] Tôi đã CHỮA KHỎI viêm họng mãn tính nhờ kiên trì dùng thuốc thảo dược
Các phương pháp chẩn đoán viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng là bệnh lý hô hấp khá nhiều người mắc phải. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Bắt đầu khám bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chiếu sáng đề nhìn vào cổ họng, có thể cả tai và đường mũi. Sờ nắn nhẹ nhàng vùng cổ để kiểm tra có sưng hạch không. Sau đó nghe hơi thở bằng ống nghe.
- Xét nghiệm: Bác sĩ lấy một miếng gạc vô trùng, xoa lên mặt sau của cổ họng để được một mẫu chất tiết. Mẫu dịch này được kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Kết quả đáng tin cậy được trả trong vòng 24 đến 48 tiếng. Người bệnh cũng được thực hiện các xét nghiệm dị ứng.
Biện pháp điều trị viêm họng dị ứng
Viêm họng dị ứng có thể chữa khỏi và ngăn ngừa được bệnh tái phát nếu điều trị đúng cách, kịp thời. Yếu tố quan trọng nhất khi điều trị viêm họng kích ứng là loại bỏ được nguồn gốc gây bệnh. Phác đồ điều trị viêm họng kích thích có điểm riêng biệt so với bệnh viêm họng khác. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần điều trị bệnh sớm để đạt được kết quả tốt nhất.
Sử dụng mẹo dân gian chữa viêm họng kích ứng
Bài thuốc dân gian chữa viêm họng dị ứng đã được lưu truyền và chứng minh hiệu quả từ ngàn đời nay. Phương pháp này rất dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Hơn nữa, cách trị đau họng tại nhà đều sử dụng nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm.
Người bệnh nên lưu ý, mẹo dân gian chỉ phù hợp trong trường hợp nhẹ, ít triệu chứng. Và tác dụng thường chậm, nên phải kiên trì thực hiện liên tục khoảng 3 – 5 ngày. Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, nếu bệnh không thuyên giảm người bệnh nên đổi biện pháp khác. Người bệnh cũng không nên lạm dụng bài thuốc dân gian khiến bệnh ủ lâu, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Tía tô tươi
Không chỉ là một loại rau, tía tô còn là thảo dược trị bệnh hiệu quả. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị hơi cay có tác dụng giải độc, trị cảm, trị các bệnh về đường hô hấp. Tía tô chứa thành phần gồm các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây hại.
Chuẩn bị: Lá tía tô.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô rồi ép lấy nước uống.
- Nấu cháo và ăn cùng lá tía tô.
Chanh và muối
Chanh khi kết hợp với vị mặn của muối có tính sát khuẩn cao, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ đó mà làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng. Đồng thời, hai nguyên liệu này còn cung cấp các loại muối khoáng giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Chuẩn bị: Chanh, muối hạt.
Cách thực hiện:
- Chanh bóc vỏ trộn cùng muối hạt.
- Để 5 phút rồi đem ngậm trong khoảng 10 phút.
Bột nghệ
Nhiều người thường biết đến công dụng trị bệnh dạ dày của bột nghệ. Tuy nhiên loại thảo dược này còn có công dụng điều trị bệnh viêm họng hiệu quả. Bởi trong nghệ có chất kháng viêm, chất chống oxy hoá.
Chuẩn bị: Bột nghệ, nước ấm.
Cách thực hiện:
- Pha 1- 2 thìa bột nghệ với khoảng 250ml nước ấm để uống.
- Người bệnh có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.
Điều trị viêm họng dị ứng bằng thuốc Tây
Bên cạnh mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng dị ứng cũng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần có sự tư vấn, kiểm tra và kê đơn từ bác sĩ. Bởi còn tùy thuộc vào thể trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng như:
- Nhóm thuốc dị ứng: Hay gọi là thuốc kháng H1) như Telfast BD hay Fexofenadin, Cetirizin Stada,… được kê tuỳ vào cơ địa và nguyên nhân dị ứng.
- Nhóm thuốc hóa lỏng chất nhầy: Thuốc này có tác dụng làm hoá lỏng dịch mũi, thông mũi gồm Acetylcystein, Phenylephrine, Bromhexin,…
- Nhóm thuốc chống viêm: Các loại thường được dùng gồm Lizobakt, Tyrothricin, Septolete,…
- Nhóm thuốc kháng sinh: Phổ biến được dùng chữa viêm họng dị ứng như Clarithromycin, Penicillin, Azithromycin,…
- Nhóm thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Một số loại thuốc hay được dùng như Ragwitek, Aflubin, Oralair,…
- Nước muối NaCL 0.9% dùng để rửa mũi và súc miệng.
" alt="banner quảng cáo viêm họng quân dân 102">