Người bệnh không nên chủ quan khi thấy tình trạng đau bao tử nôn ra máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị qua bài viết để chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Đau bao tử nôn ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Đau bao tử nôn ra máu là biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm loét dạ dày nôn ra máu hay xuất huyết tiêu hóa. Các tổn thương khiến cho máu chảy ra khỏi lòng mạch của dạ dày, đi vào ống tiêu hóa của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp là nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Mức độ và dấu hiệu bệnh có thể khác nhau dựa trên vị trí xuất huyết ở đường tiêu hóa (thực quản, tá tràng hay dạ dày…). Tình trạng nôn ra máu có các đặc điểm như:
- Lượng máu nôn ra nhiều, ít tùy thuộc vào mức độ bệnh
- Máu có màu đỏ tươi hoặc hồng lẫn với dịch tiêu hóa, một số trường hợp còn có màu nâu sẫm
- Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc bị vón cục bằng hạt ngô. Giai đoạn đầu của bệnh, dịch nôn chỉ có các gợn đen lẫn với thức ăn và dịch dạ dày…
Khi bị đau bao tử nôn ra máu, người bệnh thường có cảm giác cồn cào, bỏng rát, mệt lả sau khi uống các thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen, thuốc corticoid… Vùng thượng vị thường đau đột ngột, dữ dội, người bệnh thở nhanh, toát mồ hôi…
Trong số người bệnh đau bao tử nôn ra máu có đến 60-70% là do viêm loét dạ dày, tá tràng cùng các biến chứng phức tạp. Bệnh dễ xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó phần lớn là nam giới ở độ tuổi lao động.
Nguyên nhân dẫn đến đau bao tử nôn ra máu
Người bị viêm loét dạ dày nặng thường bị nôn ra máu. Ngoài ra việc sử dụng một số thuốc NSAID hay corticoid cũng gây nên tình trạng này. Bị đau dạ dày nôn ra máu có nguyên nhân cụ thể như:
- Do viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết dạ dày. Vi khuẩn HP, dùng thuốc giảm đau, sinh hoạt không khoa học là những tác nhân dẫn đến loét dạ dày.
- Ung thư hay các khối u ở dạ dày: Khối u ở dạ dày, lành hay ác tính đều có thể gây nên tình trạng xuất huyết. Tình trạng thường xuất hiện khi có áp lực từ thức ăn hay acid ở dịch vị.
- Dùng thuốc kháng sinh: Dùng kháng sinh để chữa bệnh trong thời gian dài khiến hệ vi sinh trong dạ dày bị mất cân bằng. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Do lạm dụng rượu bia: Dùng rượu bia gây ra tình trạng nôn ói kéo dài. Áp lực từ việc nôn khiến tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản bị vỡ. Bên cạnh đó đồ uống có cồn cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Đau dạ dày do căng thẳng là nguyên nhân thường gặp. Stress kéo dài còn khiến sức khỏe tổng thể của bạn suy giảm nghiêm trọng.
Đa phần người bệnh đều ở độ tuổi lao động. Thói quen sinh hoạt, ăn uống thất thường cùng với tính chất công việc gây căng thẳng làm gia tăng khả năng mắc bệnh về dạ dày.
Bị dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?
Đau dạ dày nôn ra máu có thể gây những biến chứng nguy hiểm theo từng mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào lượng máu và số lần nôn ra máu của người bệnh mà chẩn đoán bệnh có nguy hiểm hay không. Thông thường có 2 dạng chủ yếu đau bao tử nôn ra màu đó là nôn ra máu rất nhiều lần trong này nhưng số lượng máu ít và dạng cách vài ngày mới nôn ra máu nhưng lượng máu tươi ồ ạt.
Cụ thể như:
- Ở mức độ nhẹ, đau bao tử nôn ra máu khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, suy nhược cơ thể.
- Bệnh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, thủng dạ dày
- Xuất huyết nặng dẫn đến mất máu, người bệnh rơi vào trạng thái mất tỉnh táo, suy hô hấp, suy tim, đe dọa tính mạng
Người bệnh không được chủ quan khi bị đau bao tử nôn ra máu. Các biến chứng phức tạp của bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Việc nôn ra máu nhiều chưa bao giờ là một việc được xem thường, làm ngơ hay chủ quan. Bởi vì nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất máu, sụt cân da dẻ xanh xao, thậm chí là tử vong. Do đó bạn cần sớm đi khám và có biện pháp điều trị khi thấy dấu hiệu của bệnh xuất hiện.
Xuất huyết dạ dày thường biểu hiện qua 3 tình trạng chính:
- Xuất huyết ở mép ổ loét: Triệu chứng viêm loét tiến triển, chảy máu ít nhưng kéo dài dai dẳng, có thể tự cầm được.
- Xuất huyết ở đáy ổ loét: Chảy máu không quá nhiều và tái đi tái lại. Tình trạng có thể ổn định tạm thời nhờ cách điều trị và chăm sóc phù hợp.
- Xuất huyết do ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Chảy máu nhiều dữ dội, khi nội soi có thể thấy được máu chảy thành tia.
THAM KHẢO:
Các biện pháp điều trị đau bao tử nôn ra máu
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên triệu chứng cũng như làm một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Theo đó, phác đồ điều trị cho người bệnh sẽ được chỉ định sao cho phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị ban đầu
Đau bao tử ban đêm và nôn ra máu cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị ban đầu gồm truyền dịch tĩnh mạch, cân bằng điện giải và hạn chế hạ huyết áp quá thấp. Trường hợp chảy máu nhiều, bác sĩ sẽ cho truyền máu cùng áp dụng biện pháp hồi sức.
Khi tình trạng sức khỏe người bệnh ổn định tạm thời, các xét nghiệm sẽ được thực hiện. Để đảm bảo chắc chắn người bệnh nôn ra máu do xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét theo tiền sử bệnh lý (người bệnh có bị viêm loét dạ dày, có tiền sử xuất huyết dạ dày không…) sau đó thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Nội soi: Nội soi dạ dày là thủ thuật chẩn đoán phổ biến nhất. Thiết bị nội soi sẽ được đưa vào ống tiêu hóa để xác định vị trí xuất huyết. Khi nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiêm chất đông máu ở vị trí phát hiện xuất huyết. Hoặc dùng tiêm kẹp mạch máu bị tổn thương, tia laser, đốt điện để cầm máu.
- Chụp X-Quang Baryt: Baryt là chất cản quang dùng nhiều trong xét nghiệm hình ảnh bằng X-quang. Công dụng của nó giúp hiển thị rõ biểu hiện của các cơ quan tiêu hóa. Chụp X-quang Baryt giúp xác định nguyên nhân gây xuất huyết.
- Mở bụng thăm dò: Với những trường hợp nghiêm trọng nhưng không thể xác định được nguồn gốc xuất huyết. Bác sĩ có thể làm tiểu phẫu mở bụng để kiểm tra dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Bước điều trị tiếp theo
Sau khi các ổ xuất huyết được kiểm soát, phác đồ điều trị được đưa ra nhằm đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân do viêm loét dạ dày: Điều trị viêm loét dạ dày sẽ thường sử dụng thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2. Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học.
- Do vi khuẩn HP: Khác với viêm loét dạ dày đơn thuần, loét dạ dày có kèm vi khuẩn HP sẽ cần điều trị theo phác đồ 3 – 4 thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton và một số thuốc hỗ trợ khác). Do vi khuẩn HP dễ kháng thuốc nên người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, kết hợp biện pháp tự nhiên để kiểm soát và ức chế bệnh hoàn toàn.
- U lành, ung thư dạ dày: Nếu phát hiện có u, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp u ác tính khó phẫu thuật, hóa, xạ trị liệu được thực hiện để kiểm soát sự phát triển của u.
Cách phòng và đẩy lùi bệnh trong sinh hoạt hàng ngày
Để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh, việc thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng là điều cần thiết:
- Người bệnh nên sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, tránh căng thẳng kéo dài
- Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao lành mạnh để nâng cao thể trạng, sức đề kháng
- Bạn nên ăn uống đủ bữa, nhai kỹ, không bỏ bữa, không ăn quá no.
- Đồ sống, đồ lên men, chua cay, đồ khó tiêu là những thực phẩm người bệnh nên tránh
- Bạn tuyệt đối phải tránh xa rượu bia, chất kích thích, thuốc lá nếu không muốn bệnh nặng hơn.
- Người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng quá liều hay dùng sai thuốc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
- Khi phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn cần sớm đi khám và kiểm tra. Sớm có biện pháp điều trị giúp ngăn chặn những chuyển biến phức tạp, đe dọa tính mạng.
Đau bao tử nôn ra máu là bệnh lý nguy hiểm, bạn không nên chủ quan. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về bệnh và có cho mình cách chăm sóc sức khỏe và điều trị phù hợp nhất.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG: