Sapo: Đau họng là vấn đề không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp mà còn mang đến nhiều bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Việc tìm hiểu đau họng uống gì, ăn gì là điều cần thiết, giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được tình trạng đau rát cổ họng trong thời gian ngắn.
Đau họng uống gì tốt nhất?
Với người mắc viêm họng, đau họng, chế độ ăn uống vốn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm nhất định, người bệnh cần chú ý đến việc lựa chọn đồ uống đúng cách. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu cảm giác đau, rát họng, khó nuốt cũng như góp phần điều trị bệnh hiệu quả và triệt để.
1. Đau họng uống gì? Hãy chọn nước mật ong
Mật ong là một trong những nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị viêm họng, sử dụng mật ong không chỉ giảm thiểu triệu chứng đau rát cổ họng hiệu quả cho người bệnh mà còn giảm ho, trị khàn tiếng. Đồng thời, nguyên liệu này còn là công cụ đắc lực hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, các nguyên nhân gây viêm họng.
Bạn có thể thực hiện và sử dụng nước mật ong để trị đau họng như sau:
- Chuẩn bị 2 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê giấm táo, 200ml nước ấm.
- Hòa tan mật ong, giấm táo cùng nước ấm.
- Uống nước khi còn ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Tuy nhiên, nước mật ong chỉ phù hợp với người lớn, tránh sử dụng cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
2. Trà gừng – Nguyên liệu cứu tinh khi bị đau họng
Với câu hỏi đau họng uống gì? Trà gừng chính là gợi ý tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua. Theo các tài liệu Đông y, gừng là gia vị mang vị cay, tính ấm có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.
Cụ Ông Gặp Biến Chứng Vì Viêm Họng Mãn Và Hành Trình Đánh Bay Bệnh Ở Tuổi 75
Mặc dù đã thử qua nhiều biện pháp như dùng kháng sinh, đốt hạt nhưng bệnh viêm họng vẫn đeo bám bác Võ Văn Dũng dai dẳng suốt nhiều năm. Vậy nhưng chỉ sau 3 tháng dùng thảo dược tự nhiên, bác Dũng đã "đánh bại" bệnh dứt điểm.
Xem ngay
Để sử dụng nguyên liệu này trong điều trị đau họng, người dùng có thể nấu nước gừng uống hoặc kết hợp sử dụng với mật ong hoặc chanh tươi. Điều này góp phần tăng khả năng điều trị bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo công thức trà gừng như sau:
- Bạn hãy sử dụng 1 củ gừng, gọt vỏ và rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng vào nồi, thêm khoảng 300ml nước và đun trong vòng 15 phút.
- Uống nước gừng khi còn ấm, có thể pha thêm 1 thìa cà phê mật ong để dễ uống hơn.
- Mỗi ngày, bạn nên sử dụng từ 1-2 cốc trà gừng để nhận được hiệu quả trị bệnh cao nhất.
3. Trà tía tô hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích
Lá tía tô không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn, sử dụng làm rau sống mà còn được biết đến với khả năng trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, với tính cay, vị ấm, loại lá này được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh hô hấp như đau họng, viêm họng, ho, họng có nhiều đờm. Để làm ấm họng, xoa dịu triệu chứng đau rát cổ họng, bạn có thể tham khảo cách thức thực hiện trà tía tô như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô bánh tẻ là tốt nhất, rửa sạch và để ráo nước.
- Xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn lá tía tô và vắt lấy nước uống.
- Người bệnh nên uống nước lá tía tô trong từ 2 – 3 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng đau rát cổ họng được cải thiện rõ rệt.
4. Trà bạc hà giúp dịu họng tức thời
Trà bạc hà tiếp tục là đáp án cho thắc mắc đau họng uống gì để nhanh khỏi của người bệnh. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết trong bạc hà có chứa nhiều hoạt chất menthol mang khả năng chống viêm, giảm đau rát và làm mát vùng niêm mạc cổ họng ngay khi sử dụng. Bên cạnh đó, sử dụng trà bạc hà còn giúp long đờm, giảm ho đặc biệt là những cơn ho khan kéo dài.
Để thực hiện món trà bạc hà tại nhà, các bạn có thể tham khảo công thức đơn giản như sau:
- Sử dụng một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch và để cho ráo nước.
- Vò nát lá bạc hà, cho vào cốc rồi thêm 200ml nước sôi và hãm trong khoảng 20 phút.
- Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng từ 1-2 cốc trà bạc hà để chăm sóc vùng cổ họng tốt nhất.
5. Trà hoa cúc giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
Trà hoa cúc là gợi ý hấp dẫn cho câu hỏi “Đau họng uống gì?”. Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hoa cúc có chứa nhiều chất oxy hóa, có khả năng hỗ trợ làm lành các vết thương, tổn thương hiệu quả. Ngoài ra, hoa cúc giúp cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn nên khá phù hợp với những người bị đau họng do trào ngược dạ dày. Trà hoa cúc được thực hiện đơn giản như sau:
- Bạn hãy sử dụng khoảng 5-7 bông cúc La Mã cho vào cốc hoặc ấm hãm trà.
- Thêm nước đầy cốc, hãm trong thời gian khoảng 5 – 10 phút.
- Sử dụng 1 ly trà mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng thường xuyên.
- Trà hoa cúc không phù hợp với phụ nữ mang thai dễ gây sảy thai, sinh non. Trong trường hợp này nếu không biết đau họng nên uống nước gì, bạn nên tìm kiếm nguyên liệu khác để thay thế.
6. Nước chanh tươi giảm sưng tấy họng
Đau họng uống gì để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh nhất? Chanh tươi chính là lựa chọn tiếp theo bạn nên cân nhắc sử dụng. Khi bị viêm họng, sử dụng chanh tươi sẽ góp phần làm dịu cổ họng, chống viêm, giảm sưng tấy họng hiệu quả. Đồng thời, với hàm lượng cao vitamin C, chanh tươi có khả năng chống oxy hóa, thanh độc, giải nhiệt cơ thể, tăng sức đề kháng để người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Cách thực hiện nước chanh tươi trị viêm họng được thực hiện như sau:
- Sử dụng 1 quả chanh rửa sạch, cắt làm đôi.
- Vắt ½ quả chanh vào cốc nước ấm, thêm 1 thìa cà phê mật ong và khuấy đều.
- Người bệnh chỉ nên uống nước chanh 1 lần/ngày, tránh uống quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
MỜI BẠN THAM KHẢO:
- Đau họng nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
7. Sữa tươi là lựa chọn thiết yếu
Để trả lời cho câu hỏi “đau họng uống gì”, sữa tươi chính là đồ uống dinh dưỡng bạn nên tham khảo. Thông thường khi bị đau họng, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Bởi thế, việc bổ sung dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết giúp hồi phục sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu này, sữa tươi còn có chứa nhiều thành phần giúp hồi phục vết thương trong cổ họng do vi khuẩn xâm nhập lâu ngày.Với người bị viêm họng, bạn nên sử dụng 1 cốc sữa tươi, hâm nóng ở nhiệt độ vừa phải và uống ngay khi sữa còn ấm. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 cốc sữa để nâng cao sức khỏe tốt nhất.
8. Sử dụng trà quế
Tiếp tục khám phá những gợi ý cho câu hỏi: “Đau họng uống gì giúp nhanh khỏi bệnh”, bạn có thể lựa chọn trà quế bởi đây là nguyên liệu có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Bạn nên uống 1 cốc trà quế vào buổi sáng để làm ấm cổ họng tốt hơn.
Cách thực hiện trà quế được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu với 1 thìa cà phê bột quế, thìa cà phê mật ong, 1 nhánh gừng tươi, 2 quả táo đỏ.
- Gừng gọt vỏ, thái lát rồi đun sôi với 300ml nước trong khoảng 5 phút.
- Thêm bột quế, táo đỏ và đun thêm khoảng 5 phút nữa.
- Đổ trà ra cốc, thêm mật ong và uống khi nước còn ấm.
- Do bột quế có tính nóng, thế nên trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú không nên sử dụng đồ uống này trong điều trị viêm họng.
9. Lựa chọn trà cam thảo
Đau họng uống gì? Đừng quên cam thảo bởi đây là vị thuốc phổ biến, thường gặp trong các bài thuốc Đông y nói chung và bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng nói riêng. Trong cam thảo có chứa hàm lượng lớn Acid Glycyrrhizic mang đến khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn, bảo vệ cơ quan hô hấp trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Đồng thời, vị thuốc này còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, thanh nhiệt, giảm sưng viêm tại cổ họng do đau họng nổi hạch.
Trà cam thảo có cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Sử dụng khoảng 5g cam thảo, rửa sạch bằng nước ấm.
- Cho cam thảo vào ấm trà, thêm nước nóng và hãm trong thời gian 20
phút. - Sử dụng trà cam thảo với liều lượng từ 1-1 cốc mỗi ngày, nên dùng liên tục khoảng 1 tuần để cho hiệu quả cao.
10. Đừng bỏ lỡ nước ép hoa quả
Khi đang bị đau họng uống gì? Thực tế, người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Sử dụng nước ép mỗi ngày sẽ giúp xoa dịu hiện tượng đau rát họng, tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cũng như tái tạo lại các tế bào tại niêm mạc họng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại hoa quả khác nhau, trong đó nên ưu tiên sử dụng cam, ổi, bưởi,… với cách thực hiện như sau:
- Với cam, bạn chỉ cần rửa sạch, cắt đôi và vắt lấy nước. Sau đó, hãy pha loãng với nước ấm, có thể thêm đường rồi uống.
- Đối với ổi, bưởi, bạn có thể sử dụng máy ép để ép lấy nước uống nguyên chất.
Bị đau họng nên kiêng uống gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin đau họng uống gì, người bệnh cũng cần chú ý tránh sử dụng một số đồ uống phổ biến để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
1. Tránh xa thức uống chứa cồn
Việc sử dụng các thức uống chứa cồn tiêu biểu như rượu, bia là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đây, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài dai dẳng.
Ngoài ra, khi sử dụng rượu, bia quá nhiều, người bệnh có thể bị say khiến hô hấp trên mất kiểm soát. Khi dịch nhầy tiết ra nhiều sẽ dẫn đến mũi, họng bị bít tắc, khiến người bệnh phải thở bằng miệng khiến tình trạng viêm họng ngày càng trầm trọng.
2. Cà phê
Tiếp tục khám khá đau họng uống nước gì và không nên uống gì? Cà phê là một thức uống quen thuộc và là lựa chọn khởi đầu buổi sáng của rất nhiều người. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị viêm họng, bạn cần hạn chế việc sử dụng cà phê để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
" alt="banner quảng cáo viêm họng quân dân 102">