Cách trị mề đay bằng muối là mẹo dân gian được rất nhiều người bệnh truyền tai nhau áp dụng. Phương pháp này giúp các triệu chứng ngoài da, từ đó làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, đồng thời tiết kiệm được chi phí điều trị.
7 cách trị mề đay bằng muối tại nhà ai cũng nên biết
Nổi mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến, có dấu hiệu đặc trưng là tình trạng nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da, kèm ngứa ngáy. Để khắc phục tình trạng này, rất nhiều người bệnh đã áp dụng những mẹo được lưu truyền trong dân gian. Trong đó, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các cách trị mề đay bằng muối. Đây là gia vị rất quen thuộc, có mặt ở trong bất cứ gian bếp nào.
Theo nghiên cứu khoa học, NaCl trong muối giúp sát khuẩn, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả. Ngoài ra, muối còn giúp làm mát da, do đó điều trị mề đay rất tốt. Đông y cũng cho rằng, muối có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm cực kỳ tốt nên có thể dùng để chữa nổi mề đay. Tình trạng nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm và ngứa ngáy sẽ được đẩy lùi nhanh chóng, giúp làn da bị tổn thương nhanh chóng được phục hồi.
Có thể thấy, muối có khả năng trị bệnh mề đay khá hiệu quả, an toàn lại giúp tiết kiệm chi phí. Dưới đây là top 7 cách trị mề đay bằng muối bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.
Ngâm da trong nước muối pha loãng
Khi ngâm rửa hoặc tắm bằng nước muối pha loãng, cách hoạt chất sẽ giúp tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy thuyên giảm. Cách này thực hiện vô cùng đơn giản, lại không gây kích ứng da nên người bệnh có thể áp dụng thường xuyên.
- Nguyên liệu: 2 thìa muối.
- Cách thực hiện: Pha 2 thìa muối cùng nước sôi, sau đó pha thêm nước lạnh đến khi ấm thì ngâm vùng da bị mề đay trong 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước. Nếu bị mề đay toàn thân, người bệnh có thể tắm nước muối ấm mỗi ngày.
Chườm muối chữa mề đay
Ngoài cách ngâm rửa, người bị bệnh mề đay cấp có thể thực hiện phương pháp chườm để điều trị mề đay. Sức nóng của muối sẽ làm giảm các triệu chứng trên da hiệu quả mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Nguyên liệu: Muối trắng (200g).
- Cách thực hiện: Tiến hành rang nóng phần muối đã chuẩn bị rồi cho vào khăn vải mỏng hoặc túi chườm. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay và lau khô, người bệnh chườm trực tiếp lên da đến khi nguội hẳn. Hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để tránh tình trạng bỏng da.
Cách trị mề đay bằng muối kết hợp với lá mướp
Lá mướp cũng là một trong những thảo dược có tính diệt khuẩn, giảm ngứa và làm dịu da rất tốt. Do vậy, khi kết hợp với muối sẽ cho hiệu quả điều trị nổi mề đay tốt hơn.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá mướp và 1 thìa muối trắng.
- Cách thực hiện: Rửa thật sạch lá mướp, sau khi ráo nước thì giã hoặc xay nhuyễn cùng muối. Với hỗn hợp thu được, người bệnh đắp trực tiếp lên da và rửa lại bằng nước ấm sau 20 – 30 phút.
Trị mề đay bằng muối và ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu bởi khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Do đó, cách trị mề đay bằng muối và ngải cứu được rất nhiều người áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định.
- Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu, 1 thìa muối trắng.
- Cách thực hiện: Sau khi đã rửa sạch ngải cứu, người bệnh cho vào chảo cùng muối và rang nóng lên. Hỗn hợp này cho vào túi chườm hoặc khăn mỏng, chờ nguội bớt thì chườm nhẹ nhàng lên những vùng da bị nổi mề đay.
Xem thêm
Top 15 loại thuốc trị mẩn ngứa tốt nhất được chuyên gia khuyên dùng Muối và lá trầu không
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, vừa diệt khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm, vừa làm dịu da rất tốt. Cách trị mề đay bằng muối và lá trầu không cho hiệu quả cao, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
- Nguyên liệu: Lá trầu không, 1 thìa muối trắng.
- Cách thực hiện: Người bệnh tiến hành giã nát lá trầu không đã rửa sạch cùng một chút muối sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng da đang bị tổn thương. Sau đó, người bệnh dùng vải sạch hoặc băng gạc cố định lại trong 20 phút, cuối cùng rửa lại với nước muối ấm.
Sử dụng muối và tía tô
Trong tía tô có chứa các hoạt chất gồm quercetin, luteolin, acid alpha-lineclic, rosmarinic acid,…có tác dụng ức chế histamin trong cơ thể. Thêm vào đó, lượng vitamin, khoáng chất,…còn giúp giảm Cytokine. Do đó, khi kết hợp với muối trắng, tình trạng nổi mề đay được cải thiện nhanh chóng.
- Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô, muối trắng.
- Cách thực hiện: Sau khi đã làm sạch lá tía tô, người bệnh đun sôi cùng nước, thêm chút muối. Khi nước lá đã nguội bớt thì dùng để ngâm vùng da bị mề đay trong 10 – 15 phút hoặc pha loãng thành nước tắm.
Cách trị mề đay bằng muối và mướp đắng
Mướp đắng có công dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, làm mềm da hiệu quả do nó chứa nhiều vitamin A, C, K và chất chống oxy hóa. Cách trị mề đay bằng muối và mướp đắng thực hiện đơn giản, nhận được phản hồi rất tốt từ những người bệnh đã từng áp dụng.
- Nguyên liệu: 3-4 quả mướp đắng, muối trắng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch mướp đắng, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn cùng chút muối và nước. Sau đó, người bệnh lọc bỏ bã, đun nóng hỗn hợp trên để ngâm rửa hoặc pha nước tắm nếu bị mề đay toàn thân. Sau khi thực hiện xong, người bệnh cần chú ý rửa lại bằng nước ấm và lau khô da.
Những lưu ý quan trọng khi điều trị mề đay bằng muối
Những cách trị mề đay bằng muối được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra một số điều người bệnh phải chú ý để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe:
- Phương pháp này chỉ có thể đẩy lùi triệu chứng bệnh tạm thời, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, không mang tính đặc trị. Do đó, người bệnh chỉ nên áp dụng khi tình trạng nổi mề đay mới khởi phát. Hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, điều trị tốt nhất.
- Hiệu quả của những cách trị mề đay bằng muối còn khá chậm, phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Người bệnh cần kiên trì áp dụng hàng ngày trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn để tránh gây kích ứng da. Trong quá trình áp dụng, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng da. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn thì bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.
- Chú ý việc lựa chọn các nguyên liệu, đảm bảo nguồn gốc, không chứa hóa chất độc hại.
- Vệ sinh sạch sẽ làm da hàng ngày, nhất là trước khi thực hiện các cách trị mề đay bằng muối bằng phương pháp chườm hoặc đắp.
- Nên bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày bởi muối có thể làm da khô, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Không áp dụng những cách trị mề đay bằng muối khi trên da có vết thương hở, lở loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, nổi mề đay như lông động vật, phấn hóa, bụi bẩn, côn trùng,…
- Uống nhiều nước mỗi, đặc biệt là các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin A, C, D,…
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cải thiện làn da, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3,…
- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, tích cực tập thể dục, thể thao.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết 7 cách chữa mề đay bằng muối bạn và những lưu ý quan trọng người bệnh cần nhớ. Hy vọng qua đó, người bệnh có thể thực hiện đúng cách, đảm bảo hiệu quả tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
DỨT ĐIỂM mề đay mẩn ngứa với phác đồ "Vàng" CHUYÊN GIA CÔNG NHẬN
Cô gái trẻ XÓA SỔ mề đay mãn 10 năm nhờ "NÓI KHÔNG" với kháng sinh, corticoid